Friday, May 15, 2015

Đây là sự thật 15.05.2015

Thứ Sáu, ngày 15.05.2015    
Thưa quý thính giả, sống trong một chế độ mà kẻ cầm quyền tự tung tự tác trên pháp luật đã được ấn định và coi luật pháp chỉ là những mớ giấy lộn thì người dân như những con cá trong ao có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Để nói về một trong mớ luật lệ đặt ra rồi không thực hiện đó là "Luật Biểu Tình". Mời quý thính giả lắng nghe chuyên mục "Đây là sự thật" với Đặng Chí Hùng và Tâm Anh để thấy rõ điều này.
Tâm Anh: Đảng CSVN đã từng tuyên bố rất nhiều luật lệ và hiến pháp nhưng họ đã từng nhiều lần không thực thi và không coi luật lệ ra một cái gì cả. Xin anh có thể nêu lên những ví dụ cụ thể để cho người dân cũng như quý thính giả của đài thấy rõ hay không ?
Đặng Chí Hùng: Xin chào quý thính giả ! Xin chào chị Tâm Anh !
Có thể nói chuyện CSVN thực hiện luật rừng ở Việt Nam là một chuyện hiển nhiên. Tôi có thể ví dụ ngày xưa Hồ Chí Minh và CSVN đưa ra luật và hiến pháp là tự do báo chí. Nhưng HCM và CSVN đề ra luật báo chí cấm báo chí tư nhân. CSVN coi hiến pháp không bằng văn bản dưới luật thì rõ ràng đã vi hiến và làm trái với luật định.
Nói về chuyện luật lệ và nhất là gần đây người ta nói nhiều về luật biểu tình thì có thể thấy. Ngày 24-9-1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị.
Điều 2 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, ghi: "Các Quốc gia thành viên ký kết Công ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được nhìn nhận trong Công ước cho tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác".
Như vậy, "các quyền tự do dân chủ của công dân" được nêu tại Nghị định quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005, và Thông tư 09/2005 của BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005 quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng do Bộ Công an ban hành, cần được hiểu theo nội dung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị mà chính phủ Việt Nam đã ký cam kết thực hiện.
Tuy nhiên lâu nay cả hai văn bản pháp luật nói trên được thẩy rõ là nhằm cản trở quyền tự do dân chủ, hơn là bảo vệ trật tự công cộng và bảo đảm việc thực thi dân chủ như mục đích mà nghị định hô hào. Chỉ cần hai ví dụ đó đã cho thấy bản chất coi thường những thứ được coi là luật pháp của CSVN.
Tâm Anh: Thưa a. ĐCH ! Để có cớ đàn áp lại những cuộc biểu tình ôn hòa của người dân yêu nước thì nhà cầm quyền CSVN lại có nghị định 38/2005 để cấm đoán "tập trung đông người". Vậy chúng ta cần hiểu điều này thế nào cho đúng thưa anh ?
Đặng Chí Hùng: Thưa quý thính giả ! Thưa chị Tâm Anh !
Theo Nghị định 38/2005, "tập trung đông người" (văn bản này không dùng từ "biểu tình") phải được "xin phép" trước 7 ngày kèm theo đó là danh sách thành phần tham gia cũng như địa điểm tập trung, lộ trình đoàn biểu tình đi qua...
Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định số 38 và hướng dẫn tại Điều 4, Thông tư 09/2005 là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị – xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.Thời gian tiến hành các hoạt động đó chỉ được phép diễn ra trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nhưng trên thực tế thì đã có nhiều lần người dân gửi đơn xin biểu tình yêu nước để biểu lộ tình cảm với đất nước trước giặc Tàu mà bị từ chối rồi CSVN đem công an ra đàn áp. Đó chính là việc làm trái với chính pháp luật của CSVN làm ra.
Tâm Anh: Vậy người ta có thể mong chờ gì việc xin xỏ luật biểu tình của một số cá nhân tổ chức gần đây ?
Đặng Chí Hùng: Theo tôi thì xin thì cứ xin chứ ích lợi chẳng có gì cả. Lý do là như sau:
- CSVN đã từng ra luật biển mà có thực hiện đâu. Người dân biểu tình ủng hộ luật biển thì bị bắt và đàn áp.
- Lúc đầu thì tôi cũng đã nói CSVN chẳng bao giờ thực hiện những gi mà họ nói do đó có luật biểu tình thì cũng chằng giải quyết gì. Điều này phải nhớ tới lời ông Thiệu "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì CS làm".
- Một điều nữa là CSVN sợ rằng biểu tình mà có thì sẽ là động lực thúc đầy người dân đứng lên chống Tàu cộng. Điều này không thể xảy ra khi Tàu cộng là cha mẹ của CSVN.
Tôi tin rằng chỉ cần người dân vứt bỏ được sợ hãi thì chẳng cần luật biểu tình thi vẫn biểu tình vì cái quan trọng nhất cần phải nhớ là: Luật biểu tình chính là NHÂN QUYỀN, quyền cơ bản của con người, không cần phải xin phép những tên độc tài và nói một đằng làm một nẻo.
Xin kính chào quý thính giả ! Xin chào chị Tâm Anh !

No comments:

Post a Comment