MẠNG LƯỚI BLOGGER VN CHỈ TRÍCH VIỆC XÉT XỬ ĐINH NHẬT UY
Vào hôm qua, Mạng lưới Blogger VN đưa ra một tuyên bố lên án phiên
tòa xét xử Đinh Nhật Uy, dự trù sẽ diễn ra vào ngày 29/10 tới đây.
Bản tuyên bố nói rằng, việc bắt giam anh Đinh Nhật Uy là bất hợp pháp
và bạo quyền VN đã không có đủ chứng cứ để buộc tội anh Uy là "lợi dụng
các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước", theo điều khoản
258 có tính mơ hồ trong bộ luật hình sự VN.
Cần nhắc lại, Đinh Nhật Uy là anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha,
người đã lãnh án 4 năm tù với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước"
trong phiên xử phúc thẩm cùng với sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên vào
tháng 8 vừa qua. Anh Uy đã bị bắt giam vào ngày 15/6 và bị công an liên
tục ép buộc ký tên nhận tội danh theo điều khoản 258.
Điều luật này cũng là trọng điểm vận động quốc tế can thiệp của Mạng
lưới Blogger VN suốt mấy tháng qua vì tính cách phản dân chủ của nó. Từ
mấy năm qua, rất nhiều nhà đấu tranh trong nước đã bị bạo quyền bắt giam
dựa trên đạo luật này.
CÔNG AN ĐÀN ÁP VỤ BIỂU TÌNH CỦA ĐỒNG BÀO H'MONG TẠI HÀ NỘI
Vào lúc rạng sáng hôm qua, bạo quyền Hà Nội đã huy động một lực lượng
công an hùng hậu tấn công vào vườn hoa Mai Xuân Thưởng, nơi có hàng
trăm đồng bào H'Mong cắm lều dựng trại để kiện cáo những hành vi nhũng
nhiễu người thiểu số của nhà cầm quyền các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên,
Tuyên Quang và Bắc Cạn.
Một số đồng bào cho biết là họ bị xúc lên 3 xe buýt và chở đến nhiều
nơi, như thị trấn Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và bị đẩy ra khỏi xe. Khi
đồng bào H'Mong phản đối thì bị đánh đập dã man, khiến nhiều người bị
thương tích nặng. Riêng chiếc xe thứ 3 chở phụ nữ và trẻ em thì không
biết tung tích.
Cần nhắc lại là hàng ngàn đồng bào thuộc sắc tộc H'Mong ở 4 tỉnh miền
núi đã kéo về Hà Nội vào tuần qua để kêu gọi trả tự do cho ông Dương
Văn Minh, một người đã có công giúp họ thoát khỏi đời sống khó khăn và
lạc hậu. Họ cũng yêu cầu nhà cầm quyền phải chấm dứt việc phá dở các nhà
tang lễ mà họ chung sức dựng lên để phá bỏ hủ tục chôn cất mất vệ sinh
và đầy tốn kém theo truyền thống xưa cũ.
NGƯỜI DÂN HẢI DƯƠNG LẠI LẬP PHÒNG TUYẾN BAO VÂY NHÀ MÁY Ô NHIỄM
Hàng trăm người dân phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
đã đổ đất đá lập phòng tuyến bao vây nhà máy Thiên Lộc sản xuất các tấm
fibro, sau khi các đơn than phiền về tình trạng ô nhiễm môi sinh của
người dân không được nhà cầm quyền giải quyết.
Theo ghi nhận của một số nhà báo lề dân thì trước cổng nhà máy hiện
có 20 khối đất đá và một số lều trại để người dân đồn trú trong chiến
dịch bao vây, ngăn cản nhà máy này hoạt động. Một số người dân cho biết
là họ không còn lựa chọn nào khác hơn trước tình trạng ô nhiễm trầm
trọng vì bụi khói và hóa chất của nhà máy, mang đến nhiều chứng bệnh nan
y như ung thư, tiểu đường và viêm hô hấp cho người dân sinh sống quanh
vùng.
Trước đây nhà máy này là thuộc công ty Đông Anh, nhưng bị ngưng hoạt
động trước sức ép của người dân và sau đó bán lại cho công ty Thiên Lộc.
Người dân đã nhiều lần gửi đơn than phiền đến nhà cầm quyền các cấp
nhưng không được giải quyết, dẫn đến chiến dịch phong tỏa nhà máy này
của người dân Hải Dương.
NỀN KINH TẾ VN SẼ LAO ĐAO HƠN NỮA VÌ TÌNH TRẠNG TRÌ TRỆ CỦA THẾ GIỚI
Công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố báo cáo, cho
thấy nền kinh tế đang phục hồi một cách chậm chạp và sẽ có nhiều khó
khăn hơn nữa nếu như nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái trong năm
tới.
Nhận định về tỷ lệ tăng trưởng 5.8% của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn
Dũng, công ty Fitch Ratings đánh giá là khá hợp lý trong bối cảnh hiện
nay, nhưng sẽ lệ thuộc khá nhiều vào viễn ảnh phục hồi của nền kinh tế
thế giới trong năm 2014.
Trong khi đó thì trước mức bội chi quá cao, nội các Nguyễn Tấn Dũng
đề nghị quốc hội cho phép phát hành thêm 170 ngàn tỷ đồng tiền trái
phiếu, tức 8 tỷ rưỡi Mỹ kim, trong vòng 3 năm tới. Đây là một hình thức
đi vay mượn thêm tiền, sau khi đã phát hành 75 ngàn tỷ đồng công khố
phiếu trong 3 năm qua.
NÔNG DÂN HOA LỤC NỔI DẬY CHỐNG LỰC LƯỢNG CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI
Giới truyền thông Trung Cộng loan tin là người dân tại một ngôi làng ở
tỉnh Vân Nam đã nổi dậy đánh đuổi lực lượng cưỡng chế đất đai, với 27
công an bị thương, hơn 30 xe hơi bị đốt phá và hai người dân bị bắt
giam.
Vụ nổi dậy diễn ra tại làng Quảng Tế, khi 200 nông dân bao vây các
công an tiến vào làng bắt giữ hai người mà họ cho là cầm đầu cuộc chống
đối cưỡng chế đất đai. Cuộc xung đột bùng phát mạnh khi công an huy động
thêm người đến nơi để đàn áp. Một số công an đã bị bắt làm con tin
nhưng đã được thả ra sau khi nhà cầm quyền cấp cao ra lệnh "phải tôn
trọng nguyện vọng của người dân" và cam kết giải quyết các bất đồng.
No comments:
Post a Comment