Thứ Ba, ngày 15.10.2013
Hơn lúc nào hết, Tổ quốc và nhân dân
kêu gọi mỗi chúng ta dấn thân hơn nữa trong cuộc đấu tranh, vận động dân
chủ hóa đất nước, đem lại quyền lực về tay nhân dân …” Để tiếp nối
chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả
theo dõi bài viết: “Bản Lĩnh Và Bản Lĩnh Chính Trị - Cần Lắm Thay!” của
Ls. Nguyễn Văn Đài qua sự trình bày của Nguyên Khải để tiếp nối chương
trình tối nay
Bản lĩnh là sự tỉnh táo cùng với ý chí kiên cường, bất khuất của một
con người trước mọi hoàn cảnh như bị cám dỗ, dụ dỗ, khích tướng, đe dọa,
khủng bố, tra tấn... nói chung là áp lực từ bên ngoài buộc người đó
phải thay đổi quan điểm, lập trường.
Bản lĩnh chính trị là gì?
Bản lĩnh chính trị của những người hoạt động cho dân chủ và nhân
quyền là sự cương quyết kiên định với những gì chúng ta đang làm – vốn
là chính nghĩa, là phù hợp với quyền con người trong Hiến pháp, phù hợp
với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với quy luật phát triển
dân chủ, tiến bộ của xã hội Việt Nam.
Bản lĩnh chính trị của mỗi con người do nhiều yếu tố tạo nên. Yếu tố
cơ bản hàng đầu là sự nhận thức đúng đắn của mỗi chúng ta về quyền con
người, về khát vọng tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam. Sự cần thiết
phải tiến hành đấu tranh chống lại giặc nội xâm – nạn tham nhũng, suy
thoái đạo đức, lối sống, những bất công trong xã hội và hệ thống chính
trị lạc hậu, phi dân chủ.
Bản lĩnh chính trị tạo nên sức mạnh, uy tín cho mỗi con người. Nó đảm
bảo cho mỗi chúng ta và cả tổ chức vượt qua mọi thử thách, cùng với
nhân dân đấu tranh dành quyền tự do, dân chủ và nhân quyền cho mọi người
dân.
Sự tấn công, sách nhiễu, thẩm vấn của cơ quan an ninh đối với những
người hoạt động dân chủ và nhân quyền sẽ giúp cho mỗi chúng ta có thêm
kinh nghiệm, nâng cao được bản lĩnh chính trị. Đó là những thử thách mà
mỗi chúng ta phải vượt qua. Chúng ta chỉ có con đường duy nhất là tiến
về phía trước và đi đến thắng lợi cuối cùng.
Bản lĩnh chính trị của mỗi chúng ta không tự nhiên mà có, mà nó được
hun đúc, hình thành và thử thách qua thực tiễn đấu tranh. Nó cũng được
đúc kết, rút tỉa từ kinh nghiệm của những người đi trước, từ những người
bạn, từ những đồng nghiệp của chúng ta.
Không có bản lĩnh chính trị thì sẽ không có gì thay đổi. Nếu thấy
tham nhũng, thấy sự lạc hậu và bất công trong xã hội mà chúng ta không
dám lên tiếng, không dám đấu tranh để loại bỏ những điều đó thì xã hội
không thể thay đổi và không thể phát triển dân chủ, tiến bộ được.
Nếu chúng ta không có bản lĩnh mà dấn thân vào đấu tranh thì khi bị
sách nhiễu, bị bắt giữ, bị thẩm vấn, chúng ta sẽ không giữ được lý tưởng
trong sáng và con đường chính nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn. Từ đó đầu
hàng, nhận những tội mà mình không có, điều này là tự làm ô nhục bản
thân, gia đình, làm thiệt hại đến tinh thần của tổ chức và cả phong trào
dân chủ.
Nhân dân và Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta cần rất nhiều những
con người có bản lĩnh, có khát vọng tranh đấu cho tự do, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Đất nước của chúng ta cần phải thay đổi để đáp ứng nhu
cầu và khát vọng tự do của mỗi người dân.
Nguy cơ chúng ta trở thành nô lệ cho ngoại bang và nguy cơ chúng ta
mất hết chủ quyền quốc gia đối với biển đảo đang ngày càng rõ nét. Hơn
lúc nào hết, Tổ quốc và nhân dân kêu gọi mỗi chúng ta dấn thân hơn nữa
trong cuộc đấu tranh, vận động dân chủ hóa đất nước, đem lại quyền lực
về tay nhân dân. Từ đó giúp cho đất nước của chúng ta có thể tạo các mối
quan hệ đồng minh, bạn bè để xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ
quốc.
Luặt Sư Nguyễn văn Đài
No comments:
Post a Comment