Chủ Nhật 27.10.2013
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi
chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với
các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng
máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do
Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
Kính chào quí thính giả, quí vị đảng viên cộng sản lâu năm và các bạn công an, bộ đội,
Không ai là con người có thể cưỡng lại được vòng quay của Tạo hóa: Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Ngay lúc này đây, khi chúng ta đang chia sẻ, tâm sự nỗi niềm của
những người Việt Nam với nhau, các thời khắc đều vẫn đang trôi đi lần
lượt như đã từng từ hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm qua. Và cứ mỗi
thời khắc trôi qua, chúng ta lại đi thêm một đoạn tiến gần hơn với đến
điểm cuối cùng của con người trần thế: điểm lìa đời. Nghĩa là ngôi nhà
mồ của chúng ta đang liên tục, ngày cũng như đêm, mưa cũng như nắng,
không phút nào ngưng nghỉ, tiến đến gần ta hơn mỗi lúc.
Đó là điều tất yếu tuyệt đối từ trước tới nay và chưa có một dấu hiệu nào cho thấy điều tất yếu này sẽ thay đổi.
Như vậy, dù chúng ta là ai, là lính hay là tướng, là vua hay là dân,
là tổng thống hay chỉ là công dân thường và dù chúng ta có muốn hay
không muốn, có cầu nguyện hay không cầu nguyện, có ý thức hay thờ ơ, sợ
hãi hay bình thản, cái chết tất yếu sẽ đến một cách bình đẳng tuyệt đối
cho tất cả chúng ta.
Nhưng có một điều khắc nghiệt mà chúng ta thường không nghĩ tới, đó
là điểm lìa đời đó không thể đoán định. Nó có thể đến trong vài chục năm
nữa hay đến ngay vài giờ phút tới đây, hay sẽ chỉ đến trong vài tháng
tới? Tất cả đều có thể, nhưng không ai có thể đoán định chính xác về
thời điểm lìa đời của bản thân – ngoại trừ một vài người có khả năng cực
kỳ đặc biệt hoặc những người dám mượn quyền định đoạt sự sống của Tạo
hóa đối với bản thân bằng cách tự vẫn.
Đó chính là qui luật "Sinh có hạn tử bất kỳ"
Và ngay trong sự "bất kỳ" này, chúng ta cũng thấy tính vô định, tinh
đa dạng vô cùng trong nguyên nhân đưa ta đến điểm lìa đời. Đó có thể là
bệnh tật, đó có thể là già yếu, có thể là tai nạn, là sự nhầm lẫn của
bản thân hay sơ suất của kẻ khác, là do thảm họa từ thiên nhiên hay từ
chính con người, là sự cố ý hay vô tình của người khác, vân vân và vân
vân. Chúng ta không tài nào có thể liệt kê hết những tình huống, nguyên
nhân, lý do đưa con người tới điểm lìa đời. Có thể nói, có bao nhiêu
chúng sinh thì có bấy nhiêu cách thức và bấy nhiêu nguyên nhân đưa con
người chúng ta cập bến sang sông chia tay trần thế.
Như vậy, chúng ta tuyệt đối không thể tránh được cái chết và gần như
tuyệt đối không thể định đoạt được lúc chết và cách chết. Tuy nhiên
chúng ta lại hoàn toàn có thể tránh được ô danh sau khi chết.
Ô danh hay những điều nhục nhã, những tai tiếng đáng xấu hổ sau khi
một con người qua đời phụ thuộc vào chính những gì mà con người ấy đã
làm hoặc không làm khi còn sống.
Giả dụ như đối với ông tướng Giáp vừa mới qua đời, nếu khi còn sống
ông Giáp dám dùng uy tín lừng lẫy của mình sau chiến thắng Điện Biên Phủ
để chống lại Cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh phát động, hoặc ông Giáp
dám đứng ra bênh vực những người bị tù đày, bị bức hại trong vụ án "Xét
lại chống đảng", hoặc ông Giáp dám đứng lên kêu gọi quân đội phế truất
những kẻ đi đêm bán nước cho Trung Quốc như Nguyễn Văn Linh, hay ông
Giáp dám phản đối "Công hàm Phạm Văn Đồng 1958", hoặc ông Giáp hiên
ngang kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ đường lối độc đảng, độc tài
để chuyển sang dân chủ đa nguyên,...chỉ một trong những chữ "nếu" vừa
tạm nêu ra mà ông Giáp dám làm khi còn sống thì chắc chắn ông Giáp đã
tránh được nhiều ô danh sau khi chết. Đáng tiếc, ông Giáp đã không nói,
không làm được bất kỳ điều gì vừa nêu.
Trong khi đó ông Giáp lại làm nhiều điều lẽ ra không nên làm như việc
ông Giáp luôn luôn ca ngợi, tự hạ thấp mình so với ông Hồ Chí Minh; ông
Giáp đã chỉ đạo bộ hạ thẳng tay truy giết những đảng viên của Việt Nam
Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, những người yêu nước
không theo cộng sản, trong vụ án khét tiếng "Ôn Như Hầu"; ông Giáp đã
đóng góp và tán thành cuộc chiến xâm lăng, phá tan chính thể Việt nam
Cộng hòa...
Thưa quí vị đảng viên lâu năm và quí bạn công an, bộ đội, sở dĩ chúng
ta lại phải đề cập tới ông Tướng Võ Nguyên Giáp ở đây bởi vì dù sao ông
Giáp cũng là một biểu tượng cuối cùng được coi là trong sạch và điển
hình bậc nhất cho chế độ cộng sản Việt Nam nhưng đồng thời ông Giáp cũng
là biểu tượng điển hình cho sự lầm lẫn, mù quáng về con đường phát
triển của đất nước, biểu tượng cho sự hèn nhược của một tướng lĩnh trước
cái ác, biểu tượng cho sự im lặng, ngậm miệng đầy vị lợi cho bản thân
và gia tộc.
Vì vậy cái chết của ông Võ Nguyên Giáp và những gì ông ta để lại với
đời sau khi chết đáng là bài học quí cho chúng ta – những người đang
sống cần suy gẫm ngõ hầu tránh lặp lại những sai lầm, khuyết tật, đau
khổ, nhục nhã của một vị tướng quân sự có hào quang chói lọi nhưng thiếu
cái tâm, cái trí, cái nghĩa đối với dân, với nước, với bạn bè, thiếu
đảm lược trước cái ác trong tổ chức của mình, nhưng lại thừa nhẫn nhục,
thừa tuân phục đối với giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - chính
đảng độc tài.
Dian và Tiến Văn kính chào tạm biệt quí vị, quí bạn và xin hẹn gặp lại vào giờ này tuần tới.
Tiến Văn
(27/10/2013)
No comments:
Post a Comment