Thứ Hai, ngày 21.10.2013
Hội Nghị Trung Ương 8 vừa họp từ
30.9 tới 9.10. Đây là HN giữa nhiệm kì của NGUYỄN Phú Trong sau gần 3
năm làm TBT. Nhiều vấn đề lớn đã được đem ra thảo luận trong 10 ngày
họp, như tình hình kinh tế xã hội, cải tổ giáo dục và đào tạo, quyết
định về Dự án sửa đổi Hiến pháp 1992, tổng kết 10 năm thực hiện Trung
ương 8 (khóa IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới", qui
chế bầu cử trong Đảng và chuẩn bị Đai hội 12. Để tìm hiểu về Hội Nghị
này, mời quý thính giả theo dõi buổi thảo luận của phóng viên Thanh Tùng
với Tiến sĩ Âu Dương Thệ, tác giả các bài nghiên cứu về tình hình chính
trị Việt Nam. TS Thệ tham dự cuộc thảo luận này từ Đức quốc.
THANH TÙNG (TT): Là người nghiên cứu về tình hình chế độ toàn trị, ông thấy có điểm gì đáng chú ý về Hội nghị này?
Ts Âu Dương Thệ (ADT): Điều rất đáng chú ý là, chỉ
một ngày sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội
nghị Trung ương 8 ngày 9.10 với vẻ mặt đầy nghiêm nghị loan báo là, 100%
Ủy viên Trung ương đã đồng ý với các quyết định của HNTU 8 thì ngày
10.10 khi tiếp xúc với cử tri ở Sài gòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
đã đưa ra tuyên bố làm dư luận rất chú ý. Trước sự thắc mắc của cử tri
là, tại sao mới trước đây ông Tổng Trọng đã kết án „một bộ phận không
nhỏ..." cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao đã trở thành bọn quan tham
nhũng hại dân hại nước, nhưng tới nay chẳng có quan lớn nào bị trừng
trị; không những thế vấn đề này đang nóng bỏng hơn nhưng lại không được
bàn trong HNTU 8, ông Chủ Sang đã tuôn ra lời phê bình làm trò cười
trước hàng trăm cử tri và đại diện báo chí (lề đảng) về tuyên bố trên
của ông Tổng Trọng:
„Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều
quá. Còn câu "Một bộ phận không nhỏ" là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư
luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói "bộ phận
không nhỏ" đó ở bên dưới. Nhưng sau 1 năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ
nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được!"
Mọi người còn nhớ, chính khi nói những lời này ông Tổng Trọng tại
HNTU 4 (12.2011) đã từng rơi nước mắt! Nhưng tại sao nay chính người
đứng thứ hai trong chế độ toàn trị lại biến lời cảnh báo nghiêm trọng
của ông Tổng thành chuyện tiếu tâm trước dư luận như vậy được? Nên biết
thêm rằng, nhiều người vẫn nghĩ là ông Chủ từ lâu về bè với ông Tổng để
đánh ông Thủ! Chả lẽ phe ông Trọng đang rệu rạo và uy tín của ông đã rơi
xuống đất đen như vậy chỉ mới gần ba năm làm Tổng bí thư? Chính ông
Sang cũng đã từng diễu cợt đặt tên cho ông Thủ là "Đồng chí X"! Trong
lịch sử ĐCS cầm quyền trên 60 năm ở VN chưa bao giờ lại có chuyện ông
Chủ lôi hết ông Thủ tới ông Tổng ra chế diễu làm trò tiếu lâm trước Đảng
và nhân dân như vậy!
TT: Tình hình kinh tế- xã hội của VN vẫn tiếp
tục xuống dốc nhưng tại sao trong HNTU 8 các phe bảo thủ độc tài và các
nhóm lợi ích đã vẫn tô hồng ?
ADT: Ngay trước khi có HNTU 8 đã có 2 cuộc Hội thảo
khoa học quan trọng do BKTTU và UBKTQH tổ chức để cố vấn cho ông Trọng.
Trong hai cuộc hội thảo này nhiều chuyên gia đã báo động những khó khăn
rất lớn trong kinh tế kéo dài từ những năm 2006-07, tức là thời kì NTD
lên làm Thủ tướng. Tại cuộc Hội thảo chính Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc cũng phải nhìn nhận nguy cơ này:
"Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đã lấy lại đà tăng trưởng
sau khủng hoảng thì tại Việt Nam, sự phục hồi còn chậm. Xét về mặt tuyệt
đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một
cách xa".
Nhưng tại HNTU 8 ông Trọng đã bị áp lực mạnh của các nhóm lợi ích ở
Trung ương đứng đầu là NTD, nên ông Trọng đã phải ca tụng các chính sách
kinh tế của Chính phủ. Điều này thể hiện rõ trong TB HNTU 8 ngày 9.10:
„Chính phủ đã điều hành quyết liệt, phù hợp với thực tế tình hình.
Đây là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước."
Qua đó chứng tỏ một sự thỏa hiệp lười biếng và vô trách nhiệm giữa
một số người có quyền lực ở Trung ương. Trong số này có NPT, vì sau gần
ba năm làm TBT mà lại chỉ nêu ra những thất bại thì bất lợi cho uy tín
của ông ta.
TT: Tại sao ông Trọng đã không dám tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong HNTU 8?
ADT: Mọi người biết, việc lấy phiếu tín nhiệm cũng
đã được tổ chức tại Kì họp thứ 5 của QH vài tháng trước với ba câu hỏi
rất ba phải, hiểu thế nào cũng được. Nên dư luận đã coi thường. Nhưng
cho tới gần đây ông Trọng vẫn coi đó là cách thăm dò ý trong đảng về các
chức vụ quan trọng và ông còn dọa già dọa non các đối thủ chính trị
trong đảng của ông là, cũng sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm trong HNTU 8
từ TBT tới các ủy viên BCT. Nhưng cuối cùng ông cũng giựt mình về những
rủi ro rất lớn có thể xẩy ra cho chính ông, nên đã phải bỏ ý định này.
Thật vậy, sau hai lần thảm bại không đẩy được NTD khỏi ghế Thủ tướng
trong HNTU 6 (10.2012) và các ứng cử viên của ông Dũng đã đánh bại hai
ứng cử viên của phe ông Trọng trong cuộc bầu cử bổ túc vào BCT trong
HNTU 7 (5.2013). Mặt khác, từ khi nắm chức Trưởng ban chỉ đạo Trung ương
phòng, chống tham nhũng từ một năm nay, NPT cũng không dám đưa các vụ
tham nhũng lớn có dính líu tới nhiều quan lớn ra xét xử. Chính những
việc này cho thấy vị thế và uy tín của ông Trọng sau gần ba năm làm TBT
càng yếu đi. Cho nên cuối cùng ông đã phải bỏ ý định lấy phiếu tín nhiệm
trong HNTU 8 vừa qua. Vì nếu trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm mà ông bị
các nhóm lợi ích bỏ phiếu bất tín nhiệm thì ông khó có thể ngồi lại ghế
TBT!
TT: Tại sao Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn
còn nhiều tranh cãi cả trong đảng lẫn ngoài xã hội, nhưng HNTU 8 vẫn
quyết định để QH thông qua?
ADT: Đúng vậy, nhiều vấn đề chủ chốt trong Dự thảo
sửa đổi HP 1992 vẫn còn tranh cãi, như vai trò của ĐCSVN, vai trò DNNN,
vai trò QĐ-CA và sở hữu đất đai. Nhưng trong HNTU 8 cả phe bảo thủ độc
tài và các nhóm lợi ích trong Trung ương đã thỏa hiệp giữ lại toàn bộ
những điểm chính trong HP 1992, như ĐCSVN tiếp tục độc quyền, DNNN vẫn
giữ vai trò chủ đạo, QĐ, CA tuyệt đối trung thành với ĐCS, còn đất đai
vẫn độc quyền của nhà nước... và bắt QH trong kì họp vào Thứ hai 21.10
phải thông qua!
Không những thế NPT còn chụp mũ và ra lệnh phải đàn áp những tiếng
nói dân chủ của trí thức, thanh niên và cả những đảng viên tiến bộ chống
ý đồ vờ vĩnh giả bộ sửa đối Hiến pháp. Điều này cho thấy âm mưu của các
phe trong Trung ương là, chỉ có tiếp tục duy trì chế độ toàn trị dưới
sự độc quyền của ĐCS thì họ mới có thể tiếp tục giữ được ghế cao để tham
nhũng!
TT: „Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" có gì mới không hay phải dựa thêm vào Bắc kinh ?
ADT: Đề tài quan trọng này cũng đã được bàn luận
trong HNTU 8, nhưng kết quả không có gì mới, vẫn giữ những quan điểm sai
lầm. Muốn có quốc phòng tốt thì phải có chính sách an dân và biết kết
bạn quốc tế. Nhưng về điểm này trong Thông báo HNTU 8 cho thấy, họ vẫn
không tin dân và khinh miệt trí thức. Trong diễn văn bế mạc ông Trọng ra
lệnh ..."nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống
phá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong
mọi tình huống".
Theo đuổi chính sách chống nhân dân, nhưng lại muốn tiếp tục nắm độc
quyền, cho nên họ bắt buộc phải tiếp tục cúi đầu nhờ vả Bắc kinh. Điều
này thể hiện rõ rệt ngay sau HNTU 8 vừa kết thúc. Ngày 13.10 để tiếp tân
Thủ tướng Trung quốc Lý Khắc Cường, bộ Ngoại giao ra lệnh cho Thành ủy
Hà nội phãi rỡ cờ để tang tướng Võ Nguyên Giáp xuống. Dư luận trong đảng
và nhân dân rất bất bình trước thái độ giả nhân giả nghĩa với cả một
đại thần của chế độ toàn trị.
Không những thế, trong Thông báo chung 10 điểm ngày 15.10 của NTD và
Lý Khắc Cường đã để Bắc kinh thao túng mạnh hơn nữa trong kinh tế,
thương mại, tài chánh; mở cửa thêm cho Bắc kinh bành trướng trên biển
Đông, can thiệp sâu thêm vào quân sự và ngoại giao của VN, cho lập cả
Viện Khổng tử ở Đại học Hà nội và ra lệnh cho "tứ trụ" phải... "tăng
cường định hướng đúng đắn báo chí và dư luận" tránh bất lợi cho Bắc
kinh. Nội dung Thông báo này cho thấy, Bắc kinh đã hiểu rất rõ tình hình
suy đồi của kinh tế VN, sự kình chống lẫn nhau trong Bộ chính trị và sự
cô lập trước nhân dân VN của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị, nên đang tìm
cách khai thác triệt để! Vì thế những nhượng bộ vô nguyên tắc như trong
Thông báo chung 10 điểm cho thấy, Trọng-Sang-Dũng-Hùng đã bước thêm một
bước biến VN thành một tỉnh của Trung quốc!
2. Tình hình kinh tế- xã hội của VN vẫn tiếp tục xuống dốc nhưng tại
sao trong HNTU 8 các phe bảo thủ độc tài và các nhóm lợi ích đã vẫn tô
hồng ?
3. Vì lí do nào khiến ông Trọng đã không dám tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong HNTU 8?
4. Tại sao Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn còn nhiều tranh cãi cả
trong đảng lẫn ngoài xã hội, nhưng HNTU 8 vẫn quyết định để QH thông
qua?
5. „Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" có gì mới không hay phải dựa thêm vào Bắc kinh ?
TT: Rất cám ơn TS Âu Dương Thệ đã dành thời giờ
trình bày về HNTU 8 của Đảng CSVN. Hẹn gặp lại Ông trong các buổi phát
thanh tới./.
No comments:
Post a Comment