Thứ Tư, ngày 30.10.2013
Chỉ một ngày sau khi Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 8 ngày 9.10 với
vẻ mặt đầy nghiêm nghị loan báo là 100% Ủy viên Trung ương đã đồng ý
với các quyết định của HNTU 8 . Nhưng thực chất hội nghị 8 đã chỉ ra
đảng cộng sản đang cố tình giấu diếm nhiều vấn đề quan trọng của đất
nước. Để tìm hiểu vấn đề thực tế trong hội nghị 8 và xung quanh nội bộ
đảng xin mời quý thính giả đến với phần hội luận giữa Tâm Anh (TA)và
Đặng Chí Hùng (ĐCH) trong chương trình "Đây là sự thật" tuần này.
TA: Căn cứ vào ba văn kiện chính của hội nghị 8
là Thông báo kết quả Hội nghị và hai diễn văn khai mạc và bế mạc của
Nguyễn Phú Trọng và đối chiếu với những hoạt động của "tứ trụ triều đình
toàn trị" Trọng-Sang-Dũng-Hùng và một số Ban chính trong đảng, Quốc hội
và Bộ trong chính phủ thời gian gần đây thì thấy rõ một số sự kiện khá
đặc biệt đó là sự thỏa hiệp phe nhóm để tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân
dân. Xin anh cho biết cụ thể về điều này ?
ĐCH: Kính chào quý thính giả đài ĐLSN ! Xin chào chị Hoàng Ân!
Những gì theo nhận định chị vừa nêu ra là hoàn toàn đúng. Sở dĩ nói
vậy là tại hội nghị 8 những người đang nắm quyền lực đã thỏa hiệp với
nhau trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của từng phe nhóm theo kiểu có đi có
lại như:
Tránh không đả kích lẫn nhau về những khó khăn kinh tế-xã hội của
Nguyễn Tấn Dũng và tê liệt trong chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng,
nhất trí để Kì họp thứ 6 sắp tới của Quốc hội nhắm mắt làm công tác
thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 theo những điểm chính của cánh
bảo thủ độc tài, mặc dầu ngày càng bị nhiều thành phần nhân dân phản đối
- kể cả nhiều đảng viên tiến bộ dẫn tới nguy cơ biến VN thành một tỉnh
của Trung quốc, cho nên họ cùng nhau gia tăng đàn áp nhân dân và thẳng
tay trấn áp các cuộc vận động dân chủ từ ngoài xã hội tới trong Đảng.
Cụ thể là hội nghị 8 đã cho thấy một số vấn đề nổi cộm
- Có sự thỏa hiệp và vô trách nhiệm giữa các phe ở trung ương.
- Nguyễn Phú Trọng ngày càng thất thế và mất uy tín sau gần ba năm làm Tổng bí thư.
- Hiến pháp "mới", nhưng vẫn giữ nguyên các định hướng cũ sai lầm,
bảo thủ đó là không bỏ điều 4 và bảo vệ sự toàn trị của đảng cộng sản.
- Biến đổi vấn đề "Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" thành "Bảo vệ Đảng độc tài trong tình hình mới".
TA: Anh có thể cho quý thính giả thấy một số nét cụ thể về những ví dụ cụ thể các nét nổi cộm anh đề cập ở trên ?
ĐCH: - Về sự thỏa hiệp phe nhóm: Trong những buổi
họp về chủ kinh tế, xã hội đa số trong Trung ương đảng đã không sợ những
lời hù dọa trên của ông Trọng. Vì Thông báo ngày 9.10 lại ca ngợi hết
mình các chính sách và kết quả trong kinh tế-xã hội của Nguyễn Tấn
Dũng:"Chính phủ đã điều hành quyết liệt, phù hợp với thực tế tình hình.
Đây là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước."
- Về việc vị thế của ông Trọng thì trong Hội nghị 8, không chỉ ngậm
miệng trước tình hình kinh tế-xã hội rất bế tắc, Nguyễn Phú Trọng cũng
phải thỏa hiệp với các nhóm lợi ích ở Trung ương đảng trong vấn đề quan
trọng khác đó là việc thất bại trong chống tham nhũng. Nhân danh Thủ
tướng, thì N.T.Dũng đã từ chối không cho Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát phòng chống tội phạm C48 được xem hồ sơ của Tập đoàn điện lực VN,
mặc dù Tổng Thanh tra Chính phủ đã điều tra thấy nhiều vi phạm về quản
trị tài chính lên tới cả 121 ngàn tỉ đồng. Điều đó cho thấy Trọng đang
ngày càng thất thế.
- Để đổi lại những nhượng bộ của phe bảo thủ độc tài do Nguyễn Phú
Trọng cầm đầu, các nhóm lợi ích do Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt cũng chấp
nhận những nguyên tắc trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 .Chính vì thế
trong diễn văn bế mạc ngày 9.10 Nguyễn Phú Trọng đã tóm lại sự độc tài
của đảng là: "Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa", "Quyền lực nhà nước là thống nhất" và "Đảng Cộng sản Việt Nam là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".
- Cuối cùng ông Trọng ra lệnh "nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm
mưu, hành động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để
bị động, bất ngờ trong mọi tình huống" . Trong Thông báo HNTU 8 cũng
cùng giọng điệu này: "Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự
nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh
vi, thâm độc hơn" cho thấy đảng đã bán nước và coi dân là những đối
tượng thù nghịch trên con đường bán nước của đảng.
TA: Xin anh cho biết những thỏa hiệp và vô trách
nhiệm trong hội nghị 8 giữa cánh bảo thủ độc tài và các nhóm lợi ích
trong Trung ương đang dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm cho đất nước?
ĐCH: Những thỏa hiệp của các phe nhóm trong đảng tất
cả chỉ làm hại dân, hại nước. Có thể óm gọn lại đó là dẫn tới một số
vấn đề như:
- Cản trở, trì hoãn và vô hiệu hóa những thay đổi cấp thiết với ý đồ
là duy trì và bảo vệ chế độ độc đảng giúp họ bảo vệ quyền lực để tiếp
tục đục khoét công quĩ.
- Vị thế, uy tín của Nguyễn Phú Trọng ngày càng yếu và tư cách của
ông càng tồi tệ thêm. Điều này có thể dễ dẫn đến sự thay đổi rất lớn mà
người dân có thể nhìn ra bộ mặt thật của cả đảng cộng sản hơn nữa.
- Nhưng tình hình bùng nhùng này với sự dung túng lẫn nhau của phe
bảo thủ độc tài lẫn bọn quan tham nhũng sẽ làm cho những khó khăn đang
tồn tại căng thẳng hơn và nguy hiểm hơn, gây nhiều bất lợi và nguy hiểm
cho nhân dân và đất nước. Đặc biệt là kinh tế và xã hội.
- Trung cộng đang khai thác triệt để sự bất lực của nhóm cầm đầu để biến VN thành một bộ phận của Trung cộng.
No comments:
Post a Comment