Cường quyền tại Việt Nam sợ người dân yêu nước
Các hình thức đàn áp người dân xuống đường ủng hộ Luật Biển và chống Trung Quốc vừa qua cho thấy cường quyền tại Việt Nam lo sợ lòng yêu nước sẽ hun đúc thêm ý chí phản kháng chống nhà nước.
Trước ngày biểu tình, nhiều người tại Sài Gòn đã bị theo dõi và canh gác tùy theo mức độ "phản kháng". Một số khác nhận được giấy mời đi làm việc để không thể tham gia biểu tình. Nhiều người đã bị chận lại không cho ra khỏi nhà khi muốn đến địa điểm tập trung. Được biết Chí Đức từ Hà Nội vào Sài Gòn biểu tình đã bị giữ tại đồn công an. Chị Bùi Hằng trên đường đi Sài Gòn đã bị cưỡng chế phải về lại Vũng Tàu. Các bạn trẻ như Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Khánh Vy, Trầm Tử, Vy AT đã bị hốt ngay khi có mặt tại Công viên 30 tháng 4. Trịnh Kim Tiến vừa ra khỏi nhà thờ Đức Bà liền bị gây khó dễ, buộc phải về biểu tình tại nhà như chị Bùi Hằng.
Mạng xã hội Baidu của Trung Quốc âm thầm vào thị trường Việt Nam
Mạng xã hội Baidu của Trung Quốc chưa có giấy phép hoạt động tại Việt Nam, nhưng Baidu đang âm thầm hoạt động và kiếm người điều hành cho các ứng dụng như tìm kiếm, nghe nhạc, coi phim từ mạng xã hội được đặt tên là Trà Đá Quán. Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena cảnh giác người dùng không nên cài các phần mềm từ Baidu vào máy vì rất có thể sẽ biến máy vi tính thành Zombie và bị điều khiển bởi một hệ thống nào đó. Toàn bộ thông tin trên máy như tài khoản, email hay các thông tin cá nhân sẽ bị theo dõi từ Internet.
Nhà máy luyện kim tại Tứ Xuyên phải tạm ngưng vì người dân biểu tình chống ô nhiễm môi trường
Hàng ngàn người dân tại Thập Phương đã biểu tình chống ô nhiễm môi trường từ chủ nhật qua thứ hai vừa qua khiến nhà máy luyện kim tại Tứ Xuyên phải tạm ngưng cho đến khi được đa số dân chúng ủng hộ. Khoảng 13 người dân và một số cảnh sát bị thương khi cuộc xuống đường trở nên bạo động vào lúc người biểu tình nén đá vào công sở và đập phá xe. Một cư dân tại Thập Phương cho rằng cộng trình xây dựng nhà máy gây nguy hiểm cho thế hệ tương lai nên sinh viên đã tỏ thái độ với nhà nước.
Miến Điện thả 20 tù nhân chính trị
20 tù nhân chính trị tại Miến Điện vừa được thả trong số 46 tù nhân được tổng thống ân sá. Dân biểu Aung San Suu Kyi từng kêu gọi chính quyền Rangon thả tất cả 300
tù nhân chính trị tại Miến Điện. Quan sát viên quốc tế cho rằng cuộc sống tự do của những tù nhân chính trị sau khi được thả sẽ chứng tỏ chính quyền quân phiệt có thực sự tôn trọng nhân quyền và cải tổ chính trị hay không. Hoa Kỳ và các nước trong Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục cấm vận vũ khí đối với Miến Điện cho đến khi tất cả tù nhân lương tâm được thả. Hiện nay nhân quyền tại Miến vẫn còn bị chà đạp.
No comments:
Post a Comment