Lời dẫn: Sự kiện CSVN tiếp tục đàn áp dã man hơn những công dân Việt Nam yêu nước, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chứng minh một cách hùng hồn rằng Luật Biển và Hải Đảo 2012 mà quốc hội bù nhìn CSVN vừa thông qua, chỉ là một biện pháp nửa vời, để xoa dịu sự phẫn nộ cuồng phong của toàn dân Việt. Biện pháp này đã quá ít và quá trễ và sẽ không còn cứu vãn nổi chế độ. Xin quý thính giả nghe bài quan điểm của LLDTCNTQ qua giọng đọc của Hải Nguyên.
Cô Hùynh Thục Vy là một trong những người có ý đinh tham gia cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 để lên án Trung cộng xâm lấn biển, đảo của VN.
Cô Thục Vy, cùng chồng là anh Lê Khánh Duy, và các em, một số từ Quảng Nam vào Sài Gòn để chuẩn bị tham dự cuộc biểu tình sau khi TC tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa. Thế nhưng sáng sớm hôm đó, trong khi vợ chồng Cô và các em còn đị dạo ở công viên thì đã bị một số công an ập đến, dùng vũ lực bắt lên xe, áp giải về trụ sở công an phường Cô Giang, Quân 1, Sài Gòn. Tại đây, họ bị thẩm vấn, đe dọa, hành hung bằng nhiều hình thức trong suốt 12 tiếng đồng hồ trước khi được thả về lúc nửa đêm. Ngày 4 tháng 7, sau khi vợ chồng anh Duy, chị Vy rời đồn công an sau đợt thẩm vấn thứ hai, bước ra đường Chị bị một đám công an hơn 10 tên ùa vào bắt lên xe chở đi mất. Trong đám công an này, anh Duy nhớ mặt có tên ở Quảng Nam. Xe chỏ Thục Vy cũng mang bảng số tỉnh Quảng Nam. Đồng lúc nhà trọ của vợ chồng anh tại phường Tân Quy, Quận 7 cũng bị khám xét, nhiều vật dụng như máy tính, sách tay bị tịch thu. Theo loan báo của anh Lê Khánh Duy và của nhà văn Hùynh Ngọc Tuấn, thân phụ cô Thục Vy, cho đến chiều 4 tháng 7, gia đình vẫn chưa biết rõ cô đang bị nhốt ở đâu, tại Sài Gòn, hay bị chở về Quảng Nam?
Vợ chồng anh Duy, chị Thục Vy, và các thân nhân bị đàn áp, nhăn chận, bắt giữ khi tham gia biểu tình chống TC chỉ là một trường hợp. Nhiều trường hợp tương tự cũng xẩy ra trong dịp biểu tình 1 tháng 7 này. Bà Bùi Thị Minh Hằng, một công dân vừa được thả về sau nhiều tháng bị bắt vì tham gia biểu tình mùa hè năm ngóai, đã bị bắt giữ từ 5 giờ sáng hôm đó. Bà chỉ được thả về sau gần 1 ngày bị công an thẩm vấn. Tại Hà Nội, dù chưa có tin ai bị bắt giữ lúc họ tham gia biểu tình, nhưng hôm đó một số đường phố bị chận, lực lượng công an và dân phòng dày đặc khắp nơi. Mấy ngày trước cuộc biểu tinh, công an đã gọi thọai hăm dọa nhiều người. Trong những ngày tới, không ai biết những gì sẽ xẩy ra với những người đã trực tiếp tham gia biểu tình 1 tháng 7.
Sự kiện đáng nói là một số những khẩu hiệu được trưng lên và hô to nhiều lần trong các cuộc biểu tình 1 tháng 7 tại Sài Gòn và Hà Nộ là "Ủng hộ Luật Biển và Hải đảo 2012". Đây là bộ luật gồm 7 chương, 55 điều khỏan vừa được Quốc Hội VN biểu quyết thông qua ngày 21 tháng 6, tức là mới chỉ 10 hôm trước ngày biểu tình. Điều 1 của bộ luật này xác định các quần đảo Hòang Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Qua các sự kiện trên, một câu hỏi lớn được đặt ra với Đảng CSVN: tại sao Đảng lại hành xử thô bạo, ngăn chận, bắt giam những người biểu tình phản đối TC xâm chiếm các quần đảo TS-HS của VN trong khi hành động biểu tình chỉ thể hiện đúng với lập trường của Luật Biển đã được QH thông qua với tuyệt đại đa số 495 trên 496 đại biểu? Nói cách khác tại sao một mặt trên giấy tờ, tức Luật Biển, Đảng xác quyết Hòang Sa-Trường Sa là của VN, trong khi trên thực tế Đảng lại cấm người dân xác định chủ quyền này?
Có cách giải thích cách hành xử trên của Đảng CSVN. Một là Đảng thông qua Luật Biển trong tình trạng "bất đắc dĩ", không làm không được, với ý đồ xoa dịu sự phẫn nộ của nhân dân trước tình trạng Bắc Kinh lấn lướt và thái độ nhũn như con chi chi của Hà Nội. Đây không phải là một suy diễn vô căn cứ. Luật Biển được khởi sự bàn thảo tại Quốc Hội từ năm 1998. Nhưng phải chờ đến 14 năm sau, luật mới hòan tất, với chỉ vỏn vẹn 55 điều khỏan, in ra chỉ trong vòng 15 trang giấy. Ngọai trừ điều 1 mà chủ yếu là xác định chủ quyền của VN trên HS và TS, nội dung các điều khỏan khác hòan tòan dựa vào các nguyên tắc quốc tế về luật biển, không đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nào. Như vậy rõ ràng là Đảng đã không giám khẳng quyết chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo HS-TS cho đến nay, khi mà áp lực quần chúng quá căng, Đảng không thể tránh né được nữa!
Cách giải thích thứ hai là Đảng e ngại những cuộc biểu tình chống TC sẽ lan rộng, vượt ra khỏi sự kiểm sóat của Đảng, có thể dẫn tới những đòi hỏi chính trị, như hủy bỏ điều 4 hiến pháp. Kinh nghiệm cao trào Mùa Xuân Ả Rập ở Bắc Phi và Trung Đông trong thời gian qua đã làm cho Đảng run sợ . Nói cách khác, đối với Đảng CSVN, thà mất HS-TS vào tay Trung Cộng còn hơn là mất ngôi vị làm chủ nhân Ông đất nước!
Dù vì lý do gì, và cũng có thể vì cả hai lý do, qua vụ ngăn chận biểu tình 1 tháng 7, Đảng CSVN đã thể hiện bản chất mà ngày nay nhân dân Việt Nam đã thấy rất rõ – đó là hèn với giặc, ác với dân, chỉ cốt để tiếp tục bám víu vào quyền lực và quyền lợi./.
No comments:
Post a Comment