Thứ Ba ngày 10.07.2012
Lời dẫn: Đảng CSVN là một thực thể mang bệnh tham nhũng trầm kha. Các đảng viên đang lợi dụng thời cuộc để cướp đất của dân làm của riêng tư. Chỉ có một nền báo chí tự do mới phê phán khách quan và giới hạn tham nhũng. Các blogger tư nhân là một khởi đầu cho tiến trình tự do báo chí thật sự tại Việt Nam. Trong tiết mục ĐNĐL hôm nay, xin quý thính giả nghe bài phân tích của Marianne Brown với tựa đề Cuộc Cách mạng Blogger của Việt Nam? do Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ, qua giọng đọc của Mỹ Linh và Nguyên Khải.
Khi lực lượng công an cố gắng trục xuất một gia đình nông dân nuôi cá
khỏi mảnh đất của mình tại huyện Tiên Lãng ở miền bắc Việt Nam, họ
không ngờ sẽ bị đáp trả bởi súng đạn và mìn nổ. Trận chiến sau đó đã kết
thúc với sáu người cán bộ phải vào nằm trong bệnh viện và bốn người bị
buộc tội âm mưu giết người.
Trường hợp ấy đã là sự bùng nổ nhiều ý nghĩa. Trong một hành động
hiếm hoi nơi một đất nước mà thông tin bị chính phủ kiểm duyệt nghiêm
ngặt, các phóng viên đã được phép điều tra sự kiện tường tận. Thật vậy,
khi ấy một nhà cựu ngoại giao phương Tây cho biết rằng ông chưa từng
nhìn thấy các phương tiện truyền thông địa phương được tường thuật một
câu chuyện đến chiều sâu tương tự như các blogger đã làm.
Dần dần, càng nhiều chi tiết đã được đưa ra ánh sáng, tiết lộ những
lời thất hứa và sự quản lý yếu kém về phần của chính quyền địa phương.
Một số quan chức đã bị xử lý kỷ luật vì sự tham gia của họ.
Một cuộc tường thuật như vậy là rất bất thường tại Việt Nam, quốc gia
được xếp hạng 172 trong 179 nước theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng
viên Không Biên giới năm 2011-2012.
Các nhà biên tập phải hội họp với Bộ Tuyên truyền mỗi thứ Ba để được
"hướng dẫn" về những gì có thể và không thể được công bố. Tuy một số
biên tập có thể đi xa hơn hơn những người khác trong các tường thuật về
vấn đề tham nhũng, nhưng sự tự kiểm duyệt vẫn là phổ biến. Do đó, sự
việc ấy đã mang đến hy vọng rằng mọi thứ có thể thay đổi, nhưng chỉ vài
tháng sau đó, vào ngày 24 Tháng Tư, một cuộc biểu tình ở Hưng Yên ngay
bên ngoài Hà Nội lại cho thấy một bằng chứng ngược lại.
Hình ảnh hàng trăm công an trang bị chống bạo động đối đầu với cư dân
thôn Văn Giang đã lập tức được đăng tải sống động trên các blog. Những
người biểu tình đòi hỏi sự bồi thường cao hơn cho các đất đai bị chính
quyền địa phương chiếm giữ để xây dựng một thành phố vệ tinh ở vùng
ngoại ô Hà Nội. Nhưng bất chấp những tin tức nóng ấy, báo chí địa phương
vẫn im lặng.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Truyền thông (RED), tổ chức phi chính
phủ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo chí tại Việt Nam. Giám đốc
Trần Nhật Minh cho biết các phóng viên đã không được hưởng cùng một sự
tự do để tường thuật cuộc biểu tình tại Văn Giang như họ đã có ở Tiên
Lãng.
ông cho biết:
"Trước sự việc Văn Giang, chính quyền đã tổ chức một cuộc họp báo.
Các nhà chức trách địa phương yêu cầu các phóng viên tường thuật câu
chuyện theo những tài liệu riêng của mình và không được đến hiện trường
vì các lý do an toàn",
Trong những tuần lễ sau, một số thông tin lọt qua được. Tuy nhiên,
khi khúc phim video quay hình ảnh hai người đàn ông bị công an đánh đập
tại cuộc biểu tình được xác định là hai nhà báo từ một đài phát thanh
nhà nước, sự việc lại bắt đầu trở thành tiêu đề.
"Trường hợp ở Văn Giang cho thấy sự thất bại của chính phủ đã không
bịt miệng được các phương tiện truyền thông", một nhà báo Việt Nam nói.
"Có lệnh không được tưòng thuật vụ việc, nhưng việc đánh đập hai phóng
viên từ Đài Tiếng nói Việt Nam là một cái cớ cho để mọi người loan tin
sự việc".
Những cuộc biểu tình vì bị cướp đất là phổ biến và đã xảy ra trong
một thời gian dài, ông nói, nhưng báo chí cả nước hiếm khi chú ý đến.
Thường chỉ có các địa phương trực tiếp là quan tâm trong khi đa số độc
giả thì sống ở các thành phố lớn, hầu hết các tổ chức thông tin lại chỉ
đơn giản là không lưu ý đến các vấn đề của người nông dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa người nông dân và các cơ quan thẩm quyền ở
Tiên Lãng đã làm thay đổi điều ấy. Trước tiên, người đọc bị thu hút bởi
mức độ bạo lực xảy ra, và sau đó là họ kinh hoàng trước mức độ quản lý
yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền.
"Không gian tường thuật cho các cuộc biểu tình về đất đai trên báo
chí quốc gia hiện nay rộng lớn hơn nhờ trường hợp của Tiên Lãng", nhà
báo này cho biết thêm rằng sự kiện ấy đã làm cho vấn đề trở nên "nóng
bỏng", có nghĩa là nhiều trường hợp sẽ được báo cáo.
Những tường thuật như vậy, nếu được hiện thực, cũng có thể giúp thúc
đẩy nỗ lực phát triển của Việt Nam, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết.
Anh Quốc là nhà tài trợ hàng đầu về chống tham nhũng và các chương
trình đào tạo kinh phí cho các phương tiện truyền thông địa phương tại
Việt Nam. Đại sứ Antony Stokes cho biết vai trò của các phương tiện
truyền thông là để mang lại thông tin sự thật trong một phương cách
chuyên nghiệp và độc lập. Điều này là cơ bản trong việc đấu tranh chống
tham nhũng.
ông nói:
một chút thách thức và chúng tôi muốn làm việc với chính phủ Việt Nam để giải quyết thách thức đó",
Stokes nói rằng ông hy vọng giúp các phương tiện truyền thông trở nên
tự do hơn khỏi ảnh hưởng chính trị sẽ giúp thúc đẩy phát triển.
ông nói thêm:
"Các phương tiện truyền thông có thể đóng một phần rất quan trọng
trong việc xác định các cá nhân tham nhũng. Tuy nhiên, có tiềm năng là
các cá nhân cảm thấy bị đe dọa bởi điều này"
Một người làm việc cho một tờ báo Việt Nam, cho biết ông tin rằng hệ
thống kiểm duyệt sẽ không thay đổi, và thậm chí còn có thể trở nên
nghiêm ngặt hơn.
Một nhà báo khác nói cô nghĩ rằng các hạn chế vẫn còn trên cơ sở từng
trường hợp cụ thể, nhưng lực lượng thực sự cho sự thay đổi là những
người viết blog. Sự quan tâm trong trường hợp ở Văn Giang gần như hoàn
toàn đã được kích hoạt bởi mức độ tường thuật báo cáo của các blogger.
"Việc viết Blog đã thúc đẩy các báo cáo tường thuật địa phương bằng cách đưa nhiều thông tin hơn vào các diễn đàn công cộng",
Nhà báo này nói tiếp:
"Chính phủ không thể đảo ngược được các thông tin phát hành trên internet."
Một số phóng viên lách khỏi các hạn chế bằng cách viết blog dưới bút
danh. Tuy nhiên, ảnh hưởng gia tăng của phương tiện này đã không bị
chính phủ bỏ qua. Nội dung của các blog ngày càng được sử dụng trong bản
cáo trạng tại tòa án khiến đã kết thúc bằng các án tù.
Đại sứ quán cho biết các quy định về hành vi bị cấm trên internet là
"quá rộng và mơ hồ, do đó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do
ngôn luận của cá nhân tại Việt Nam."
"Sau vụ Hưng Yên, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cho biết rằng chúng
ta nên chờ đợi và xem nếu các phóng viên đã hành động theo quy định của
pháp luật. Nhưng điều này là sai",
ông Minh tiếp:
"Theo luật, các nhà báo được phép làm việc tại tất cả các vùng lãnh thổ của Việt Nam vì vậy họ đến đó là đúng".
Trong khi việc viết blog đang đẩy việc đưa tin đến những giới hạn
mới, Minh nói rằng mọi người sẽ đưa tin nhiều hơn khi họ biết được các
quyền của họ.
"Khi các nhà báo hiểu luật pháp, họ sẽ tự tin hơn và sẽ có ít sự tự kiểm duyệt hơn".
Marianne Brown - Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment