Sunday, July 29, 2012

Trung Quốc dùng áp lực kinh tế


(do Bonnie S. Glaser biên son)

Thứ Bảy ngày 28.07.2012   
Khi 10 nước ASEAN lần đầu tiên trong 45 năm không thỏa thuận được một bản thông cáo chung, nhiều người đổ lỗi cho chủ tịch luân phiên năm nay là Cambodia không ép được các nước đồng thuận với nhau. Nhưng đằng sau sự khiếp nhược của Phnom Penh, là áp lực của Bắc Kinh không muốn nhắc đến một chữ nào về biển Đông, nhất là sau sự đối đầu mới đây giữa Trung Quốc và Philippines trong vùng bãi đá Scarborough.
Không có gì lạ về việc Trung Quốc ảnh hưởng được Cambodia: Viện trợ của Bắc Kinh tổng cộng lên tới 10 tỷ đô la. Chỉ riêng trong năm 2011, số tiền viện trợ của Trung Quốc cho Cambodia đã gấp 10 lần số tiền của Hoa Kỳ. Việc Cambodia lệ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh được phản ảnh ngay tại Cung Điện Hòa Bình, nơi cuộc họp thượng đỉnh ASEAN diễn ra: Tòa nhà hoàn toàn xây bằng tiền của Trung Quốc.
Từ hơn một thập niên qua, Trung Quốc dùng kinh tế để buộc các nước Đông Nam Á phải giữ quan hệ tốt với Bắc Kinh. Hiệp ước thương mại Trung Quốc – ASEAN, tiền viện trợ, tiền đầu tư, và xuất nhập cảng với Trung Quốc đều khiến các nước Đông Nam Á luôn luôn phải nghĩ tới phản ứng của Bắc Kinh mỗi lần họ quyết định chuyện gì, và tránh làm những điều họ sợ Trung Quốc sẽ phản đối.
Nhưng trong vài năm gần đây, Trung Quốc gia tăng sức ép, trực tiếp dùng ảnh hưởng kinh tế để bắt các nước khác làm theo ý mình.
Mục tiêu gần đây nhất mà Trung Quốc nhắm vào là Philippines. Vào ngày 10 tháng 4, Philippines đưa một tàu chiến tới vùng bãi đá Scarborough, để điều tra việc 8 tàu cá Trung Quốc đi vào vùng này. Bãi đá Scarborough nằm cách tỉnh Zambales 124 hải lý, thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phiilippines.
Lên khám tàu cá Trung Quốc, họ tìm thấy sò, san hô, và cá mập sống trên bong tàu. Nhưng lúc họ định bắt người đánh cá thì hai chiếc tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện can thiệp. Philippines rút tàu kiểm tra và đưa một chiếc tàu biên phòng tới bãi đá. Trung Quốc gởi tàu hải giám tới. Hai bên đối đầu nhau hơn một tháng.
Thấy Manila không rút lui, Trung Quốc trả đũa bằng kinh tế. Quan thuế Trung Quốc chặn hàng trăm thùng hàng chở chuối Philippines không cho vào cảng Trung Quốc, viện cớ chuối có sâu bọ. Quyết định này gây thiệt hại rất lớn cho Philippines, vì 30% chuối của nước này xuất cảng sang Trung Quốc.
Trung Quốc cũng khiến các công ty du lịch ngưng đưa khách đi tour Philippines, lấy lý do nước này không an toàn cho du khách. Trung Quốc mới đây vượt qua mặt Nhật, lên hạng ba trong số du khách tới Philippines.
Giới doanh gia Philippine áp lực chính quyền ngưng dùng biện pháp đối đầu tại Scarborough. Đó chính là điều Trung Quốc muốn. Tới đầu tháng Sáu, Bắc Kinh và Manila đạt thỏa thuận, cả hai đồng ý rút khỏi bãi đá này cũng lúc. Philippines tuân thủ, rút hết tàu ra khỏi bãi đá. Nhưng, theo Manila cho biết, thuyền cá Trung Quốc tiếp tục ở lại vùng bãi đá Scarborough, và tàu chiến Trung Quốc chặn lối vào, khiến tàu bè Philippines không ra lại được.
Một trường hợp khác Trung Quốc cũng dùng ngoại thương làm vũ khí ép nước khác phải thay đổi chính sách. Nhiều người đã biết, vào tháng 9 năm 2010 khi Bắc Kinh ngưng xuất cảng đất hiếm qua Nhật đúng vào lúc Nhật bắt thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc khi tàu này xâm nhập vào quần đảo Senkaku, đang do Nhật cai quản, nhưng Trung Quốc và Đài Loan đều công bố chủ quyền.
Giới chức quan thuế Trung Quốc thông báo tới các công ty trong nước về việc cấm xuất cảng các loại ô xít đất hiếm, muối đất hiếm, hay kim loại đất hiếm qua Nhật – mặc dù vẫn cho phép xuất cảng qua Hong Kong, Singapore và các nước khác. Sau đó Trung Quốc cấm xuất cảng đất hiếm qua Mỹ và các nước châu Âu. Trung Quốc lấy lý do muốn làm sạch ngành kỹ nghệ đất hiếm vì gây ô nhiễm. Hành động này của Bắc Kinh khiến Tokyo hốt hoảng và thả ngay người thuyền trưởng này về nước.
Không chỉ có các quốc gia Á Châu mới bị Trung Quốc dùng kinh tế áp lực. Một thí dụ nữa là Na Uy, sau khi nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cảnh cáo là việc này sẽ gây tác hại cho quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Oslo cho dù ủy ban Nobel là cơ quan độc lập, không nằm trong chính quyền Na Uy. Trung Quốc cũng cảnh cáo các nước khác là ai cử đại diện đến dự lễ trao giải sẽ phải chịu hậu quả. Kết cục, 18 nước, hầu hết cũng có vấn đề nhân quyền giống Trung Quốc, quyết định không tới dự.
Trong những tháng kế tiếp, Trung Quốc ngưng đàm phán hiệp ước thương mại tự do với Na Uy, và áp đặt thêm nhiều cuộc thanh tra cá hồi nhập từ Na Uy khiến số lượng bị cắt giảm thảm hại. Số cá hồi nhập từ Na Uy giảm 60% trong năm 2011, mặc dù thị trường tiêu thụ cá hồi ở Trung Quốc tăng 30%. Cơ quan an toàn thực phẩm Na Uy muốn nói chuyện với đối tác Trung Quốc thì không được hồi đáp. Hơn 1 năm rưỡi sau lễ trao giải Nobel Hòa Bình, nhân viên ngoại giao Trung Quốc tiếp tục từ chối không gặp đại diện Na Uy để thảo luận các vấn đề trên thế giới. Cựu Thủ tướng Na Uy được mời tham dự và chủ tọa một phiên họp của Hội đồng Hội thánh Thế giới tại Nam Kinh, thì bị nhà cầm quyền Bắc Kinh từ chối không cấp visa.
Trung Quốc hiện đang trở thành một nước quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đồng thời, Trung Quốc cũng viện trợ rộng rãi, giúp nhiều nước nghèo phát triển. Tuy nhiên, bằng chứng càng ngày càng rõ là hợp tác kinh tế với Trung Quốc là phải trả giá. Các nước phải hiểu rằng Bắc Kinh ngày càng có khuynh hướng dùng sức mạnh kinh tế để bắt ép nước khác phải làm theo ý mình.
Trong vùng Á châu Thái Bình Dương và cả ở nơi khác, các nước đang theo dõi thái độ của Trung Quốc trong lúc đang trở thành một cường quốc. Nhiều nước vẫn còn hy vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ lề luật của thế giới, cũng là những lề luật giúp Trung Quốc phát triển trong mấy thập niên nay. Nhưng để hy vọng đó trở thành sự thật, các quốc gia phải biết chống lại áp lực của Trung Quốc trong chính sách dùng kinh tế để ép các nước thay đổi theo ý muốn của Bắc Kinh.
==============================================================

PacNet #46 -- China's Coercive Economic Diplomacy -- A New and Worrying Trend

PacNet #46 Monday, July 23, 2012
China’s Coercive Economic Diplomacy – A New and Worrying Trend by Bonnie S. Glaser
Bonnie S. Glaser is a senior fellow with the CSIS Freeman Chair in China Studies and a senior associate at Pacific Forum CSIS.

No comments:

Post a Comment