Thứ Ba ngày 03.07.2012
ĐLSN: Sau cuộc bầu cử tổng thống Ai Cập, hôm 24/6 Ủy ban bầu cử toàn quốc công bố kết quả: ông Mohamed Morsi, ứng cử viên của Tổ chức Muslim Brothethood (hay còn gọi là TC Hồi Giáo Anh Em) đắc cử tổng thống. Ngày 30/6 ông Morsi đã tuyên thệ nhậm chức truớc Tòa Án Hiến Pháp. Dân chúng Ai Cập vui mừng tán thưởng. Ông thấy vụ việc này có ý nghĩa như thế nào ?
TBN: Có ba điều đáng vui mừng: (1) Cuộc bầu cử dân chủ chọn tổng thống đầu tiên (2) Người đắc cử đại diện một TC Hồi giáo (3) Việc tuyên thệ nhậm chức đã diễn ra một cách trang nghiêm.
Nhưng con đường đi đến dân chủ của Ai Cập chưa suông sẽ .
Mầm mống bất hòa và tranh chấp còn tồn tại
Cuộc cách mạng mùa Xuân A Rập còn nhiều gian nan trước mắt
ĐLSN: Tại sao ông nghỉ mầm mống bất hòa và tranh chấp tại ai Cập còn nhiều?
TBN: Cần điểm qua diễn tiến từ đầu năm khi ông tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ. Sau hậu trường là ảnh hưởng của Hoa Kỳ đứng sau lưng các tướng lãnh. Sau lưng của phong trào quần chúng là TC Người Muslim Brotherhood.
Ngày 11/2/2011 khi tổng thống Hosni Mubarak do thuyết phục của Hoa Kỳ từ chức ông giao quyền cho Hội đồng Tướng lãnh Ai cập.
Hội đồng Tướng Lãnh duy trì Tòa án Hiến Pháp (một thứ tòa án tối cao như Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ) và hứa sẽ giao quyền lại cho một chính quyền dân sự qua một tiến trình dân chủ bắt đầu bằng Tu chính Hiến Pháp .
Thấy Hội đồng Tướng lãnh mua thời gian nên dân chúng đòi hỏi Hội đồng Tướng lãnh lập Ủy Ban Soạn thảo Hiến pháp mới và đi vào tiến trình thành lập chính quyền dân sự ngay.
Nhưng TC Muslim Brotherhood không muốn áp lực HĐTL đã thuyết phục quần chúng chấp thuận chương trình Tu chính Hiến pháp của HĐTL . Cuộc trưng cầu tu chính Hiến pháp ngày 19/3/2011 thành công tốt đẹp. Qua Tu chính Hiến Pháp Hội đồng Tướng lãnh vẫn là cơ quan quyền lực trọng tài ổn định xã hội trong thời gian Ai Cập tiến dần từ độc tài đến dân chủ .
Sau tu chính HP là bầu cử Quốc hội tổ chức vào đầu năm 2012. TC Muslim Brotherhood đã thắng trong cuộc bầu cử này và kiểm soát quốc hội.
Sau đó trong cuộc bầu cử tổng thống , vòng chung kết ngày 16/6, ứng cử viên Mohamed Morsi của TC Muslim Brothethood đã thắng ứng cử viên Ahmad Shafik của HĐTL như chúng ta đã thấy.
Tuy nhiên, để giảm quyền của tổng thống Morsi và ảnh hưởng củaTC Người Hồi giáo Anh em , HĐTL thông qua Tòa án Hiến Pháp giải tán quốc hội lấy quyền lập pháp, và ra sắc lệnh giao cho mình nhiều quyền hành như quyền ban hành quân luật, và quyền thông qua ngân sách. Như vậy HĐTL chỉ để cho ông Morsi ngồi làm vì ở ghế tổng thống, chứ không còn quyền hành gì . Đây không phải là cái dân chúng Ai Cập chờ đợi.
ĐLSN: Trong bối cảnh đó, theo ông tình hình chính trị Ai Cập sẽ dễn biến như thế nào ?
TBN: Cuộc tranh chấp lớn tiếp theo sau là bản Hiến Pháp: HĐTL sẽ lèo lái để có một bản HP giới hạn quyền và ảnh hưởng của bất cứ TC Hồi gíáo nào, và bảo đảm quyền của HĐTL. Sau khi nhậm chức ông Morsi tuyên bố ông sẽ giành quyền xứng đáng của một tổng thống. Điều này báo trước một sự tranh cấp cam go và căng thẳng giữa TC Muslim Brotherhood và HĐTL .
DLSN: Theo ông Hoa Kỳ muốn gì tại Ai Cập.
TBN: Trước hết và trên hết Hoa Kỳ muốn Ai Cập giữ hòa khí với Do Thái, duy trì bản thỏa ước hòa bình năm 1979 do tổng thống Anwar Sadat ký với Do Thái. Hoa Kỳ muốn Ai Cập ổn định, có dân chủ, nhưng không trở thành một quốc gia Hồi giáo quá khích kẻ thù của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh chống khủng bố hiện nay . Cho nên tiến tới dân chủ thì cứ tiến tới, nhưng Hoa Kỳ cũng tìm cách kiềm chế và theo dõi sát chính sách của tổng thống Morsi qua bàn tay của các tướng lãnh. Bàn đạp của Hoa Kỳ là số tiền viện trợ mỗi năm khỏang 1.3 tỉ mỹ kim .
ĐLSN: Đó có phải là một giải pháp toàn hảo không ?
TBN: Tôi nghĩ là khó. Tiền lệ trên thế giới cho thấy dập tắt tiếng nói của nhân dân qua bầu cử tự do dù với lý do gì cũng đưa đến những hệ lụy là rối loạn, chiến tranh và bất ổn. Tại Miến Điện năm 1990 đảng của bà Aung San Suu Kyi thắng trong một cuộc bầu cử quốc hội không được Hội đồng Quân nhân Miến Điện công nhận đã đưa Miến Điện vào vòng độc tài, đói nghèo và khó khăn trong suốt 20 năm mới vư'a ra khỏi nhờ sự tranh đấu kiên trì trong chính nghĩa của bà Aung San Suu Kyi .
Năm 1992, tại Algeria khi quân nhân thấy một mặt trận Hồi giáo (Islamic Salvation Front – FIS) sắp thắng trong một cuộc bầu cử quốc hội đã làm đảo chánh đưa đến một cuộc nội chiến kéo dài 10 năm đã giết chết hàng trăm ngàn người. .
Và mới đây, năm 2006 cuộc bầu cử quốc hội cho một chính quyền tạm thời của người Palestine, Tổ chức Hồi giáo Hamas chiếm đa số, nhưng không được công nhận. Hamas phản kháng, chiếm vùng Gaza và chính quyền Palestine bị bể làm hai làm cho cuộc vận động của người Palestine cho một nước Palestine trở nên phức tạp hơn tạo ra không ít bất ổn tại Trung đông vốn đã có quá nhiều bất ổn.
ĐLSN: Vậy tương lai của Ai Cập sẽ đi về đâu ?
TBN: Tương lai Ai Cập do sự khôn ngoan, tương nhượng giữa hai thế lực: HĐTL & Muslim Brotherhood . Kịch bản tốt nhất cho Ai Cập là tiến tới một chính quyền như Thỗ Nhĩ Kỳ: một nước Hồi giáo, dân chủ và các tướng lãnh có một chỗ đứng bảo đảm bởi HP để giữ cho quốc gia không lọt vào tay của các TC Hồi giáo quá khích, nhưng không tiếm của tổng thống dân cử. Kịch bản xấu nhất là qua tiến trình viết Hiến pháp và bầu cử sắp tới HĐTL vận dụng để để nắm hết quyền hành. Kịch bản này cóthể sẽ dẫn tới nội chiến gây bất an cho vùng Trung đông và thế giới.
No comments:
Post a Comment