Sunday, June 7, 2020

Việt Nam Tuần Qua: Chủ Nhật 07.06.2020

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .

Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh. HA gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý vị khán thính giả của đài DLSN.
Trường An: TA cũng xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý vị khán thính giả của đài!
Hoàng Ân: Trong những ngày qua người dân tại VN đang vô cùng phẫn nộ trước việc bạo quyền cộng sản VN đưa ra luật thu lệ phí chống ngập lụt ở Sài Gòn. Anh có ghi nhận như thế nào trước việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Nhà cầm quyền thành Hồ vừa đưa ra một lệ phí mới, mang tên là “phí chống ngập”, nhưng nhanh chóng gặp phải sự phản đối từ dư luận, các kiến trúc sư và báo chí.
Theo tính toán của sở Xây Dựng, lệ phí “chống ngập” vào khoảng 4 ngàn đồng mỗi tháng cho mỗi mét vuông nhà cửa, theo bản tin trên các tờ báo lề đảng. Đây là mức lệ phí dựa trên kết quả nghiên cứu kéo dài cả năm của sở Xây Dựng và Phân viện Kinh tế Xây dựng miền Nam của bộ Xây dựng. Hai cơ quan này đã dựa trên dự án dùng máy bơm chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, thuộc quận Bình Thạnh, để làm nền tảng tính toán lệ phí chống ngập.
Tuy nhiên, ngay sau khi có tin, một số kiến trúc sư hàng đầu của thành phố đã lên tiếng phản đối việc áp đặt thêm một lệ phí lên đầu người dân, với lý do là việc tính toán dựa trên mét vuông nhà cửa là không hợp lý và nguyên nhân ngập lụt là đến từ việc quy hoạch kém hiệu năng của nhà cầm quyền chứ không phải đến từ người dân.
Được biết suốt 40 năm qua, tình trạng xây dựng tràn lan, nhất là nhà cao tầng và không có hệ thống thoát nước, đã khiến cho các thành phố lớn nhỏ tại Việt Nam, chứ không riêng gì Sài Gòn, đều bị ngập lụt mỗi khi có mưa lớn. Ngay cả Đà Lạt và Buôn Mê Thuột, dù nằm trên vùng cao nguyên cũng thườngbị lụt lội.
Hoàng Ân: Theo tôi được biết viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam vào ngày 5/6 phê chuẩn quyết định của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Chí Kiên – chuyên viên phân tích Cục Kiểm định Hải quan về tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này để quý thính giả của đài cùng nghe.
Trường An: Đúng như chị vừa nói, quyết định của Cơ quan An ninh Điều tra đưa ra ngày 4/6 đề nghị bắt và khởi tố Phạm Chí Kiên, sinh năm 1984, Chuyên viên phân tích Cục Kiểm định Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan.
Theo đó ông Kiên có liên quan đến vụ án “Buôn lậu” xảy ra tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai được điều tra theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11 và Quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để điều tra theo thẩm quyền số 05 của Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan ký ngày 6/8/2019.
Hiện Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra, làm rõ sai phạm của bị can và trách nhiệm những người có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hoàng Ân: Báo chí lề đảng CSVN đồng loạt đưa tin một vụ quan chức tiếp tay cùng kẻ phá rừng tại Việt Nam, khiến cho một khu rừng nằm sát trụ sở xã bị phá tan hoang mà không cơ quan nào hay biết. Anh có ghi nhận gì về việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài ĐLSN
Vụ đốn gỗ lậu này diễn ra ở xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An, hàng trăm cây thông bị chặt phá, chỉ cách trụ sở ủy ban xã khoảng một cây số. Đây là khu rừng thông được tài trợ để trồng vào năm 1998 trong dự án trồng rừng mang số 327. Tổng diện tích bị tàn phá vào khoảng 5 mẫu.
Vụ phá rừng chỉ được phát giác sau khi người dân mật báo cho báo chí. Vào hôm Chủ nhật 31/5, nhân viên kiểm lâm xác nhận vụ phá rừng này và cho biết thêm là khoảng 77 khúc gỗ thông, có khối lượng hơn một ngàn thước khối đã bị tịch thu.
Hoàng Ân: Thế còn việc đường sắt cát linh chưa hoạt động được vì nợ tiền Trung Cộng đúng không anh?
Trường An: Đúng vậy chị!
Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, ban đầu dự định thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, dự án này vẫn chưa thể đi vào hoạt đông. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án được Bộ Giao thông- Vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu Mỹ kim), phải vay Trung Quốc là hơn 400 triệu Mỹ kim. Vào năm 2016, dự án được nâng lên hơn 18 ngàn tỷ đồng. Tức là vốn tăng 10 ngàn tỷ đồng và nợ vay từ Trung cộng tăng lên tới 13,8 ngàn tỷ đồng.
Ngày 1/6, theo báo cáo chính phủ gửi Quốc hội, Tổng thầu Trung Quốc của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội lại đề nghị giao thêm số tiền 50 triệu Mỹ kim để thực hiện công tác hoàn thiện, đồng thời phải thanh toán toàn bộ cho Trung Quốc trước khi bàn giao.

No comments:

Post a Comment