Thursday, March 28, 2019

Tại Sao Nguyễn Phú Trọng Thăm Mỹ Năm 2019?

Bình Luận

TBT Đảng kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng đang cố nhích gần Hoa Kỳ trong chuyến thăm Mỹ vào năm 2019, hầu tăng cường ngoại thương và cứu vản chế độ. Tuy nhiên bao lâu CSVN còn độc tài tham nhũng thì kinh tế còn tiếp tục lụn bại, đưa đến sự cáo chung tất nhiên của chế độ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Trần với tựa đề: Tại Sao Nguyễn Phú Trọng Thăm Mỹ Năm 2019? sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Phạm Trần
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đã chọn được mặt gửi vàng chỉ hai tuần sau Hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un (Kim Chính Ân) bàn về giải giới vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn thất bại ở Hà Nội ngày 28/02/2019.

Người đó không ai khác là ông Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, người đã làm cho Nhà nước độc tài Việt Nam mở cờ trong bụng khi ông Trump không còn quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của Việt Nam, mặc dù ai cũng biết đang diễn ra rất tồi tệ.
Bằng chứng sau hai năm cầm quyền, chưa bao giờ thấy ông Trump đích thân chỉ trích Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền con người và tiêu diệt các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Đổi lại, ông Trump đã được Chính quyền Cộng sản trả ơn 48 Tỷ dollars qua các thỏa hiệp thương mại kể từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến 31/05/2017. Khi ấy Việt Nam đã bỏ ra gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ từ Hoa Kỳ. Tiếp đến là các thỏa hiệp thương mại trị giá 12 tỷ Dollars được ký trong hai ngày viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Trump từ 11 đến 12/11/2017, sau khi ông Trump dự Hội nghị APEC tại Đà Nẵng.
Sau cùng là ông Trump đã cùng chứng kiến với ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ ký các văn kiện hợp tác hàng không giữa hai nước trị giá 21 tỷ Mỹ kim tại Hà Nội ngày 27/02/2019.
Theo đó: “Hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc tập đoàn FLC) đã ký thỏa thuận mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trị giá gần 3 tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Mỹ).
Hãng hàng không Vietjet cũng ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 Max với giá trị 12,7 tỷ USD, đồng thời ký kết thỏa thuận về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ máy bay với Tập đoàn GE trị giá 5,3 tỷ USD.”
Ngoài thỏa hiệp về hàng không, báo chí Việt Nam còn cho biết: “Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông đánh giá cao việc Việt Nam tin
chọn và cân nhắc mua các thiết bị quân sự của Mỹ mà theo ông là các thiết bị quân sự tốt nhất thế giới hiện nay.”
Cho đến nay, Nga là nước bán nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam.
Như vậy, mọi người trông đợi gì trong chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng? Sau đây là một số vấn đề có triển vọng sẽ được thào luận chi tiết giữa hai đoàn Việt-Mỹ khi ông Trọng đến Hoa Thịnh Đốn:
Thứ nhất, về kinh tế, như đã được khơi mào tại cuộc họp với Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc ngày 27/02 (2019) tại Hà Nội, ông Trump khẳng định “ủng hộ mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực thương mại Mỹ – Việt.”
Báo này cũng cho biết thêm: “Năm 2018 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại Mỹ – Việt khi kim ngạch hai chiều đạt hơn 60 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu Mỹ sang Việt Nam tăng 46% và Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.”
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đứng sau các nước đầu tư lớn vào Việt Nam gồm Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Hàn.
Thứ hai, chính quyền Trump cũng quan tâm đến tình trạng Việt Nam tiếp tục xuất siêu vào Mỹ. Tính đến khoảng tháng 10/2018, hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Mỹ trị giá 39.42 Tỷ Dollars, trong khi Việt Nam chỉ nhập hàng Mỹ trị giá 19.5 Tỷ dollars. (Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan).
Thứ ba, về phần mình, phía Việt Nam đã nhiều lần than phiền ba mặt hàng cá tra, cá ngừ và tôm xuất cảng vào Mỹ đã phải chịu giá thuế gần 4,8%, cao hơn so với các nước khác.
Lý do Mỹ đánh thuế cao nhằm trừng phạt Việt Nam “bán phá giá” gây thiệt hại cho các nhà sản xuất tôm, cá Mỹ.
Thứ tư, ông Nguyễn Phú Trọng chắc sẽ lập lại yêu cầu Mỹ thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để được hưởng thuế thấp của Mỹ đánh vào hàng xuất cảng vào Mỹ của Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này có liên quan đến 2 điều kiện:
1) Việt Nam phải từ bỏ chủ trương kiểm soát và điều hành Kinh tế dựa trên sự phát triển và tồn tại của các Doanh nghiệp Nhà
nước vốn có nhiều đặc quyền, đặc lợi, phe nhóm và độc quyền.
2) Phải trả lời minh bạch về những vi phạm quyền con người và các quyền tự do đang bị đàn áp ở Việt Nam.
Quốc hội Mỹ là nơi chính quyền Trump sẽ gặp khó khăn nếu chấp thuận yêu cầu của Việt Nam.
Nhưng chờ đợi lớn trong chuyến thăm Mỹ của ông Trọng sẽ tập trung vào câu hỏi: Liệu Việt Nam có quyết định mua vũ khí Mỹ
như ông Trump từng hy vọng, hay chỉ mua phụ tùng thay thế cho các bộ phận hư hỏng của số vũ khí, xe tăng, máy bay và các loại xe Quân sự bỏ lại sau chiến tranh năm 1975?
Tuy nhiên từ “tin chọn” đến “cân nhắc” mua hay không còn là chuyện dài, vì không ai biết các nhà sản xuất vũ khí Mỹ sẽ có
những dễ dãi, hay thỏa hiệp trả tiền dài hạn đặc biệt nào dành cho Việt Nam. Nên biết vào ngày 23/05/2016, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Dân chủ Barack Obama đã chính thức tuyên bố “hoàn toàn bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương” cho Việt Nam.
Theo các chuyên gia quốc phòng Tây phương thì Việt Nam đã lệ thuộc lâu đời vào vũ khí Nga gồm các loại máy bay tác chiến,
chiến xa hạng nặng, các loại xe chở quân, trực thăng tấn công, trực thăng điều nghiên chiến thuật, các loại Radar tầm xa và tầu tuần duyên.
Việt Nam cũng đã mua 6 Tầu ngầm của Nga.
Tuy nhiên Mỹ có thể bán nhiều loại Hỏa tiễn phòng không và địa-không-địa tấn công tối tân và dàn Radar quan sát không gian và dưới biển cho Việt Nam. Đây là hai món hàng mà theo các chuyên gia quân sự, ông Trump đã có trong đầu.
Cuối cùng, tình trạng nhân quyền tồi tệ và tù nhân chính trị chắc chắn sẽ được đề cập đến giữa Mỹ và Việt Nam trong chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng với những gì ông Donald Trump đã và đang hành xử trong hai năm qua đối với Chính quyền CSVN, không ai nên vội hy vọng ông Trump sẽ thay đổi chiêu bài “American First”. -/-

No comments:

Post a Comment