Friday, April 27, 2012

Bao giờ Nguyễn Phú Trọng tự phê bình trước nhân dân?

Ngày 25.04.2012     
Lời dẫn: Sở dĩ Bắc Kinh càng tỏ ra ngang ngược là vì những người cầm đầu CSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, ngày càng tỏ ra nhu nhược và lệ thuộc, không chỉ giữ thái độ im lặng lạ lùng mà còn tiếp tay với các hành động xâm lấn của Bắc kinh. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của Tiến sĩ Âu Dương Thệ với tựa đề "Bao giờ Nguyễn Phú Trọng tự phê bình trước nhân dân?" qua sự trình bày của Song Thập.
Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng CS Trung quốc Hồ Cẩm Đào thăm Kampuchia từ 30 tháng 3 tới 2 tháng 4, chấm dứt đúng một ngày trước khi Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 20 kéo dài hai ngày khai mạc ở Nam vang vào ngày 3 & 4 tháng 4. Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu Hun-sen, đừng thúc đẩy các cuộc thảo luận về các tranh chấp trên Biển Đông "quá nhanh" để tránh cho vấn đề trở nên phức tạp thêm.
Tại sao ông Đào đã chọn vào dịp này để thăm Kampuchia và ảnh hưởng của nó như thế nào với VN và Asean?

Năm nay Kampuchia là Chủ tịch Asean, một cộng đồng gồm 10 nước ở Đông Nam Á. Trong tư cách là Chủ tịch Asean nên nước chủ nhà Kampuchia có nhiều quyền trong việc định chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao. Chính vì thế, do áp lực của Bắc kinh, Thủ tướng Hun-sen đã không để cho vấn đề tranh chấp biển Đông vào trong nghị trình làm việc của Hội nghị cấp cao này. Thông cáo chung về chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào tại Kampuchia còn được phân phát cho các phái đoàn Asean và các nhà báo quốc tế theo dõi Hội nghị cấp cao Asean. Điều này càng cho thấy thái độ cao ngạo của Bắc kinh đối với cả Asean và quốc tế đến mức độ như thế nào!
Sở dĩ Bắc kinh càng tỏ ra ngang ngược vì những người cầm đầu CSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, ngày càng tỏ ra nhu nhược và lệ thuộc, không chỉ giữ thái độ bất động im lặng lạ lùng hoặc tiếp tay trước các hành động xâm lấn của Bắc kinh, mà còn đưa ra những tuyên bố vừa sai lầm vừa không đúng chỗ, làm cho dư luận trong nước vô cùng phẫn uất và đánh lạc hướng sự quan tâm của các nước trong khu vực, các bè bạn của VN và dư luận quốc tế.
Trong khi cúi đầu trước tân đế quốc Bắc kinh thì Nguyễn Phú Trọng lại tìm cách ngăn chặn sự đề kháng của nhân dân VN trước sự xâm lấn của phương Bắc. Trong năm nay vào các dịp kỷ niệm trận thủy chiến Hoàng sa 19/1/1974 và Trường sa 14/3/1988, chiến tranh biên giới 17/2/1979 Nguyễn Phú Trọng đã không cho phép nhân dân, bộ đội, thanh niên, trí thức và báo chí... được quyền thăm viếng các nghĩa trang, tặng quà các gia đình liệt sĩ, viết bài tưởng niệm. Thậm chí còn không cho chiếu phim "Hoàng sa VN nỗi đau mất mát" của André Menras (Hồ Cương Quyết) tả về những cảnh giết hại và cướp bóc ngư dân VN của hải quan Trung cộng. Đây là những việc làm trái với đạo nghĩa và lương tâm đối với những chiến sĩ đã hy sinh cho tổ quốc và nguội lạnh trước sự đau đớn của nhân dân! Trong khi ấy Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ chính trị và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cánh tay mặt của Nguyễn Phú Trọng, lại vẫn cho báo chí lề phải tiếp tục viết các bài về chiến thắng Ban Mê Thuột, Quảng Trị... trong dịp tháng 4 kỷ niệm 37 năm sau 1975.
Xét về phương diện trách nhiệm và đạo đức chính trị thì những thái độ và hành động đối với Bắc kinh của nhóm cầm đầu CSVN hiện nay, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã chứng tỏ thái độ vô trách nhiệm, làm mất uy tín quốc gia và danh dự của tổ quốc, vì chỉ muốn bảo vệ địa vị và quyền lợi bản thân.
Thiết tưởng Nguyễn Phú Trọng phải tự soi gương và nhất là phải ra trước đảng và đứng trước nhân dân nghiêm chỉnh tự phê bình về tư cách tha hóa đạo đức chính trị của mình với Bắc kinh trong thời gian qua! Các đảng viên tiến bộ và biết tự trọng cũng như toàn thể nhân dân yêu cầu tại Hội nghị Trung ương 5 sắp tới Nguyễn Phú Trọng phải thực hiện việc làm vô cùng cấp bách này một cách minh bạch và công khai!
Vì đối với một cá nhân, tha hóa đạo đức là một nguy hiểm cho chính bản thân và gia đình. Một chính trị gia nắm vận mệnh cả một nước gần 90 triệu người nhưng chỉ biết lấy địa vị cao hơn lòng tự trọng, cao hơn quyền lợi dân tộc thì đây chính là một sự THA HÓA ĐẠO ĐỨC CHÍNH TRỊ! Khi người cầm đầu chế độ chỉ biết cúi đầu với thù ngoài và gian ác với đồng bào mình, như thế đã đánh mất lòng tự trọng, đánh mất nhân cách, đánh mất lập trường. Đây là mối nguy hại rất lớn cho cả dân tộc! Nhân dân đang rất công phẫn. Chính sự tha hóa cả về tư tưởng chính trị và đạo đức ngay trong tầng lớp lãnh đạo đã được Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận tại Hội nghị Cán bộ Toàn quốc cuối tháng 2 vừa qua.
Nói tóm lại, trong vấn đề tranh chấp biển Đông, Nguyễn Phú Trọng đã đánh mất lập trường, đánh mất tư cách, quyền hành, đã làm tha hóa đạo đức, vì "viên đạn bọc đường" của Bắc kinh đã thấm vào quá sâu. Nguyễn Phú Trọng bắt mọi người dưới quyền phải tự soi gương và xác nhận cán bộ lãnh đạo... "đặc biệt là người đứng đầu phải tự giác, gương mẫu làm trước, tự kiểm điểm, soi lại mình"
Nguyễn Phú Trọng đang thỏa hiệp vô điều kiện với thù ngoài nhưng lại đàn áp thanh niên, trí thức và đảng viên tiến bộ. Lập trường cực kỳ sai lầm và các hành động chỉ lo củng cố quyền lợi cá nhân cần phải được nghiêm khắc phê bình trước Hội nghị Trung ương 5 dự tính tổ chức vào tháng 4 này. Nhưng trước hết, Nguyễn Phú Trọng phải thực hiện ngay lời hứa trước hơn 1000 đảng viên là "tự phê bình" nghiêm chỉnh./.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ

No comments:

Post a Comment