Hội nhà báo độc lập vận động luật biểu tình
Lần đầu tiên, một tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN đã xây dựng dự
thảo Luật Biểu tình và mở chiến dịch vận động kêu gọi nhà cầm quyền
Việt Nam sớm thông qua luật này. Bản dự thảo luật này do Ban Cải cách
Thể chế của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam đề xướng nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề thật sự, những bức bối cấp bách trong xã hội hiện nay
về quyền tự do tư tưởng và nhu cầu được thể hiện quan điểm của người
dân. Được biết, trong thư phát động gửi người Việt và các tổ chức trong
và ngoài nước, những người khởi xướng dự luật Biểu tình nhấn mạnh biểu
tình là quyền của công dân, nhà cầm quyền VN không được dùng các văn bản
dưới luật để điều chỉnh quyền căn bản này.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội bị bắt
Giới báo chí lề đảng VN loan tin hôm 27/2, Phó giám đốc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà Nội đã bị bắt và khởi tố về tội
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô chiếm đoạt tiền của nhà nước. Được
biết, người bị bắt là ông Phan Minh Nguyệt, phó giám đốc Sở Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn. Cùng bị bắt với ông còn có bà Nguyễn Thị Huyền
Hảo, Kế toán trưởng Công ty một thành viên Đầu tư và phát triển Nông
nghiệp Hà Nội. Cũng theo trang web chính thức của nhà cầm quyền Việt Nam
nói rằng, ông Nguyệt lợi dụng chức vụ của mình cho đối tác làm nhà trái
phép và thu về khoảng 17 tỷ đồng không nhập quỹ, để ngoài sổ sách cùng
chia nhau.
Một blogger người Mỹ bị chém chết ở Bangladesh
Giới báo chí Bangladesh đưa tin, Một blogger người Mỹ, từng có nhiều
bài viết về chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đã bị chém chết ở thủ đô của
Bangladesh. Được biết, nạn nhân là ông Avijit Roy cùng vợ là bà Rafida
Ahmed, đã bị tấn công vào đêm hôm 26/2 sau khi rời một hội chợ sách tại
Đại học Dhaka khiến cho ông này chết tại chỗ còn bà vợ Ahmed bị thương
nặng trong vụ tấn công. Theo những nhân chứng có mặt tại hiện trường cho
biết, nhiều người đã chứng kiến vụ tấn công, nhưng không ai dám vào can
thiệp hoặc tìm cách bắt giữ những kẻ tấn công. Ngay sau đó, nhà chức
trách nước này cho rằng, rất có thể những kẻ cuồng tín tôn giáo bị coi
là chịu trách nhiệm gây ra các vụ tấn công. Trước đó đã từng xảy ra
nhiều vụ tấn công tương tự nhắm vào các nhà văn ở Bangladesh, một quốc
gia với khối dân đa số theo Hồi giáo.
Trung Cộng lên tiếng về các hoạt động ở Biển Đông
Trả lời giới báo chí quốc tế vào hôm 27/2, phát ngôn nhân Bộ Ngoại
giao Trung Cộng nói rằng các hoạt động của Bắc Kinh trên những bãi cạn
và các vùng biển xung quanh là hợp lý và thái độ của Bắc Kinh là kiềm
chế và có trách nhiệm. Được biết, lời tuyên bố của Bắc Kinh được đưa ra
sau khi Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ tố cáo việc Bắc Kinh mở rộng các
tiền đồn trong khu vực là một nỗ lực ‘gây hấn’ để đòi hỏi chủ quyền.
Trước đó một ngày, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper nói trước
Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng việc Trung Cộng phô trương các tiền
đồn để phục vụ cho tàu bè trú đóng và cho các đường băng có thể châm
ngòi căng thẳng với các nước láng giềng trong khu vực.
Hàng trăm phần tử thánh chiến thâm nhập vào Đức
Hôm 27/2, người đứng đầu Cục tình báo nội địa Đức cho biết đã có
khoảng 200 phần tử thánh chiến Hồi giáo đã trở lại Đức từ Iraq và Syria.
Được biết, trước đó đã có 600 công dân Đức đã đến các vùng xung đột ở
Trung Đông để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo và các nhóm cực đoan khác.
Chính phủ Đức đã thông qua một dự luật ngăn chặn những phần tử Hồi giáo
cực đoan của nước này tới Iraq và Syria để chiến đấu, tham gia huấn
luyện hoặc trợ cấp tài chính cho các tổ chức như Nhà nước Hồi giáo.
No comments:
Post a Comment