Wednesday, February 25, 2015

Miếng mồi TPP

Thứ Tư 25.02.2015   
Khi đến Bắc Kinh tham dự thượng đỉnh APEC, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: "Hiệp định TPP là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia liên quan và khu vực". Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest ngày 03-11-2014 đã nói: "Nước Mỹ không dự trù sẽ có bước đột phá nào về đàm phán TPP nhân chuyến công du Châu Á của Tổng thống Barack Obama dự các thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, thượng đỉnh nhóm 20 ở Úc và thượng đỉnh Ðông Á ở Miến Ðiện". Khi đến Miến Ðiện ngày 13/11/2014, tham dự thượng đỉnh ASEAN, tổng thống Mỹ Barack Obama trong bài diễn văn khai mạc đã tuyên bố Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ với khối Ðông Nam Á, trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" sang châu Á.
Ðến nay có 8 nước đang trong vòng đàm phán của TPP, gồm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản. Việt Nam là thành viên bắt đầu đàm phán từ tháng 11 năm 2008. Hoa Kỳ và tất cả 11 quốc gia khác tham gia đàm phán TPP (trong đó có Việt Nam) đều là thành viên của APEC. TPP được Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu đỡ đầu.
Nhìn vào TPP chúng ta thấy một vấn đề tổng quát đó là: Thuế suất cho hàng nhập cảng vào các nước thành viên TPP được giảm đến 90%, nhưng đến năm 2015, sẽ xuống còn 0%. 12 nước thành viên của tổ chức này chiếm 40% tài sản thế giới, nhưng lại chỉ có 800 triệu dân. Thống kê đến cuối năm 2011, dân số thế giới là 7 tỷ người. Chỉ riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới 80% GDP của toàn khối mậu dịch Châu Á – Thái Bình Dương, cho nên thành công của đàm phán tùy thuộc phần lớn vào những thương lượng, mặc cả giữa hai cường quốc kinh tế này. Và đặc biệt những nước kém phát triển hơn khi được vào TPP thì cũng có được những lợi ích rất lớn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu và hưởng lợi từ thuế suất 0%.
Cộng Sản Việt Nam cũng rất mong được Mỹ "nới lỏng" những ràng buộc để được gia nhập tổ chức Mậu dịch Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng phía Việt Nam, theo các tin ở Hoa Kỳ thì vẫn chưa chịu để cho công nhân được quyền thành lập nghiệp đoàn lao động độc lập bên ngoài Tổng liên đoàn Lao động của Cộng đảng và chưa thật sự có thị trường thương mại tự do để đủ điều kiện được công nhận là nền "Kinh tế Thị trường". Ngoài ra Việt Nam còn phải cải thiện nhân quyền và tôn trọng các quyền tự do lập hội, hội họp và ngôn luận...
Chỉ riêng nạn tham nhũng thôi, cũng khiến bao nhiêu lợi ích kinh tế từ TPP mang lại sẽ chạy vào túi của băng đảng quyền lực của đảng CSVN. Ngoài ra nếu như TPP thành công với Việt Nam thì đó cũng là cứu cánh cuối cùng cho nền kinh tế sắp sửa rơi vào lỗ đen khủng hoảng tồi tệ của Việt Nam. Bởi vì những gánh nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, sự mất giá của đồng tiền, giá dầu thô sụt giảm... đã là những nhát dao cuối cùng kết liễu nền kinh tế được sống bởi những đồng tiền đi vay nước ngoài để thổi bong bóng bất động sản.
Ðàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về TPP hiện nay tùy thuộc nhiều vào tình hình chính trị nội bộ nước Mỹ, cụ thể là đảng Cộng Hòa sẽ nắm toàn quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, kể từ đầu năm 2015. Chúng ta sẽ phải chờ xem Hoa Kỳ đáp ứng ra sao lời năn nỉ "xin Mỹ linh hoạt hơn" của CSVN trong đàm phán TPP. Ðối với đảng Cộng sản Việt Nam, trong mọi cuộc thương lượng, lừa lọc là ngón nghề chính để đến cuối cùng thì chuyện nhân quyền luôn luôn là thứ họ đem ra mặc cả như một món hàng. CSVN tiếp tục bắt bớ những người bất đồng chính kiến, dân oan, những người nói lên sự thật xã hội, chính trị vào tù để lấy đó làm con mồi câu TPP khi đàm phán. Đó là bản chất muôn đời của CSVN qua những vụ WTO, Hội đồng nhân quyền... trước đây.
Có lẽ nước Mỹ sẽ một lần nữa giang rộng cánh tay của mình ra cứu CSVN trong ván bài kinh tế đang sụp đổ. Đổi lại CSVN sẽ thả thêm vài ba người bất đồng chính kiến. Nhưng ngược lại thì CSVN lại bắt thêm gấp đôi, gấp ba số người thả ra để đổi chác lợi ích kinh tế cho mình.
Nước Mỹ không yêu CSVN nhưng họ muốn CSVN đi theo lộ trình dân chủ do nước Mỹ vạch ra. Hay nói cách khác, nước Mỹ muốn tách CSVN ra khỏi Trung Cộng bằng các lợi ích kinh tế. Sâu xa hơn của vấn đề chính là muốn CSVN theo Mỹ và bỏ Tàu. Đó là chính sách chiến lược của Mỹ. Chúng ta hãy cứ chờ xem nhưng có lẽ là những điều đó sẽ sớm thành hiện thực nếu nhìn lại những chuyện tưởng chừng không thể đã xảy ra khi CSVN vào hội đồng nhân quyền LHQ.
TPP chính là miếng mồi, CSVN sẽ là kẻ kiếm mồi. Họ lựa chọn theo Mỹ hay theo Tàu là việc sống còn của đảng. Nếu lần này họ lại bỏ lỡ cơ hội đi theo lộ trình dân chủ một lần nữa thì có lẽ không còn cơ hội nào cho đảng quay về với dân tộc, quốc gia nữa. Lúc đó người dân sẽ vùng lên và đảng sẽ phải trở về với cát bụi.
Việt Thu
13/02/2015

No comments:

Post a Comment