Thứ Sáu 27.02.2015
Chuyện lộng hành sử dụng quyền lực vô giới hạn của bọn CSVN vì đã làm nô lệ cho Tàu cộng, được người dân thấy rõ qua nhiều cấm đoán vô lý xâm phạm vào quyền tự do tín ngưỡng chiêm bái của văn hóa VN. Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết của Phương Bích có tựa đề: " GIẤY CHỨNG NHẬN LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG " sẽ được Mỹ Linh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Mới đây trên mạng internet có câu chuyện GIẤY CHỨNG NHẬN LÀ NGƯỜI.
Nay sắp có thêm GIẤY CHỨNG NHẬN LÀ NGƯỜI XỨNG ĐÁNG nữa? Vì sáng nay ở
trước đài liệt sĩ Bắc Sơn, một ông cựu chiến binh đã hùng hổ bảo thế,
rằng phải là người xứng đáng mới được vào đây viếng.
Chả là sắp tới ngày 17/2, là ngày mở đầu một cuộc chiến tranh giữ
nước năm 1979. (Sao lại chỉ gọi là chiến tranh bảo vệ biên giới? Phải
gọi là chiến tranh vệ quốc, là chiến tranh giữ nước mới đúng chứ?). Chỉ
trong vòng hơn một tháng, cuộc chiến này đã giết chết hàng vạn đồng bào
và chiến sĩ của ta. Việc hàng năm tưởng nhớ vong linh họ, thiết nghĩ
không phải là điều cần phải bàn
Năm nay năm nhuận, nên ngày 17/2 cũng là ngày 29 tết. Sợ thiên hạ lo
sắm tết mà quên mất ngày này, nên hôm nay chủ nhật 15/2, bạn bè chúng
tôi rủ nhau ra đài liệt sĩ Bắc Sơn, để tưởng niệm vong linh những người
đã mất trong cuộc chiến đó. Nói thật là nỗi đau này chắc chắn chưa bao
giờ nguôi, trong lòng nhiều người dân Việt Nam.
Khi chúng tôi đến tập trung ở bên này đường Hoàng Diệu, chúng tôi đều
nhận ra một số đối tượng có "tiền sự" về môn gây hấn với chúng tôi,
trong các hoạt động xã hội công khai. Thực ra thanh niên chỉ có một cậu
tên là Đỗ Minh Anh, nghe nói là biên tập viên của Viet vision, còn lại
là các an ninh và "cựu chiến binh"?
Khi bạn bè đã đến đông đủ, chúng tôi cùng nhau đi đến khu vực đài
liệt sĩ. Những người từ nãy đứng quan sát chúng tôi, vô tư dùng máy quay
phim quay cả đoàn. Nhưng khi một số người trong đoàn cũng dùng máy ảnh,
điện thoại quay lại thì ngay lập tức các "cựu chiến binh" và thanh niên
Đỗ Minh Anh lao tới, nói ai cho phép quay phim bọn họ. Hành vi và lời
nói của họ rất đặc trưng là hung hãn và lộ rõ ý đồ gây sự, bất chấp phụ
nữ và người già.
Lý do gì mà một mình thằng thanh niên như Đỗ Minh Anh, hay Trịnh Việt
Dũng lại dám hung hăng gây sự với hàng chục người thế nhỉ? Nếu đó là
một cuộc đấu tay đôi, không có người đứng sau bảo kê, tôi tin là chúng
không "anh dũng" như thế đâu. Hay cả những "cựu chiến binh" hùng hổ kia
nữa? Họ không hề có phong thái của những người lính, mà giống mấy tay
dân phòng tôi thường thấy hơn. Không biết ngày hôm nay họ được huy động
đến đây để làm gì? Nếu anh em trong đoàn kiềm chế, không giơ máy quay
lên thì họ có cơ hội để kiếm chuyện không nhỉ? Và họ sẽ thấy đám "Rân
chủ gây rối" này làm những chuyện gì?
Kể đến đây, tôi chợt nhớ đến cảnh ở Ucraina. Ban đầu cảnh sát Ucraina
đàn áp người biểu tình. Nhưng khi người biểu tình nổi giận, dồn họ vào
chân cầu thang, thì những cảnh sát hùng hổ ban đầu khi ấy chỉ còn biết
cúi đầu chịu đòn, rồi sau đó là quỳ gối xin lỗi người dân. Quy luật là
tức nước thì vỡ bờ. Chỉ là sớm hay muộn thôi.
Mọi người trong đoàn hết sức kiềm chế để không rơi vào một cái bẫy
nào đó đang giăng ra, ra sức tách các đối tượng ra khỏi mục tiêu của họ.
Một ông "cựu chiến binh" hất mạnh tay cô gái Lê Thu Trà, dọa đánh cô
khi cô can ngăn ông ta. Vì những nỗ lực can ngăn trong ôn hòa, mà đoàn
chúng tôi được "buông tha". Khi chúng tôi sang bên kia đường, nơi những
người gác đang đứng, tôi hỏi một cậu mặc quân phục, trang bị súng ống
đầy đủ:
- Sao ở nơi tôn nghiêm thế này, lại để xảy ra những chuyện lộn xộn như thế mà các cháu không làm gì vậy?
Cậu này trả lời: chúng cháu chỉ bảo vệ vòng trong thôi ạ.
Quên không hỏi: ờ thế bên kia đường có xảy ra vụ giết người, thì các cháu vẫn chỉ bảo vệ vòng trong thôi hả?
Nhưng ít nhiều chúng tôi đánh giá cao thái độ của những người gác đài
liệt sĩ. Có lẽ họ cũng được chỉ đạo qua bộ đàm. Nhưng họ không trơ trẽn
như công an Hà Nội là giở mọi trò sửa chữa, vác vòi ra rửa sân khi trời
vừa mới mưa xong hay đơn giản đây là khu vực bảo vệ, ai không nhiệm vụ
miễn vào.
Trong khi chúng tôi đang chờ họ xin ý kiến cấp trên, một ông "cựu
chiến binh" đến nói với một cậu gác, rằng các chú là cựu chiến binh, sắp
tới là ngày 17/2, nếu có ai giả danh.... thì cứ bảo chú.
Tôi hỏi ông ta, giả danh để làm cái gì thế ạ? Ông ta quay sang tôi,
bảo đây là đài liệt sĩ, là nơi để đồng đội đến thắp hương cho nhau. Còn
dân thường thì ra nghĩa trang mà thắp hương. Tôi lại hỏi: thế chỉ có
đồng đội mới được thắp hương cho liệt sĩ thôi hả bác?
Ông ta trừng mắt nhìn tôi, rồi bảo nơi đây chỉ dành cho những người xứng đáng được vào thắp hương!!!
Ô! Thế lấy cái gì để xác định được người nào là xứng đáng hả bác?
Chừng như để chứng minh như thế nào là người xứng đáng, ông ta quay
sang cậu Bạch Hồng Quyền và bác Khánh đứng gần đó, hoạnh họe hỏi tuổi
tác, có đi bộ đội chưa? Tôi bảo họ không có nghĩa vụ trả lời bác. Còn
xứng đáng hay không xứng đáng vào thắp hương, thì hãy để cậu chiến sĩ
đây trả lời.
Cuộc giao lưu bất đắc dĩ chưa đến hồi kết thì viên sĩ quan phụ trách
ca gác đi ra, bảo một cậu lính mở cổng cho đoàn chúng tôi đi vào. May
thế, hóa ra chúng tôi cũng là những người xứng đáng được vào thắp hương,
chứ không chỉ có ông "cựu chiến binh" kia.
Chúng tôi tưởng nhớ hàng vạn đồng bào và chiến sĩ đã mất không hương,
không hoa, không băng rôn. Chỉ là những cái chắp tay và cúi đầu. Mong
được chứng giám.
Rồi đến một ngày, đất nước này sẽ bớt đi những sự cấm đoán, xin phép.
Nơi tưởng nhớ sẽ là nơi bất cứ người dân nào đi qua, có thể đặt một
bông hoa, hay những cô dâu chú rể tự do đến chụp ảnh như khi đài liệt sĩ
này mới được xây lên. Tôi có cảm giác, từ khi có những hàng rào bảo vệ
xung quanh, đài liệt sĩ trở nên lạnh lẽo quá
Tôi là người cuối cùng lượn qua đài liệt sĩ khi ra về. Nơi đây lại trở nên vắng lặng hơn trong những ngày giáp Tết.
No comments:
Post a Comment