Tuesday, February 10, 2015

SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN: Trưởng ban chuyên án

Thứ Ba, ngày 10.02.2015    
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục" SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN ". Đây là diễn đàn để trình bày những sự kiện đang diễn ra trong nội bộ Đảng CSVN, đặc biệt là trong guồng máy an ninh, công an của Đảng. "SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN" do Khánh Toàn, một cựu đảng viên đảng CSVN đã phục vụ nhiều năm trong ngành công an phụ trách, qua sự trình bày của Duy Hà.
Trong thời gian gần đây, sự việc thân bại danh liệt nằm chờ chết của ông Nguyễn Bá Thanh đã làm cho mọi người lo lắng không biết vụ án lộ bí mật nhà nước Vinaline đã được ông ta chỉ đạo điều tra đến đâu? Trong vụ án này, kẻ bị khởi tố, thượng tướng thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng là trưởng Ban Chuyên án vụ án tham nhũng Dương Chí Dũng-Vinaline trước đây thì đã bị đột tử, còn kẻ chỉ đạo điều tra vụ án, trưởng Ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh thì đang ngất ngư, suy tủy chờ chết.
Trong một vụ án chống tham nhũng to lớn nhất từ trước đến nay có liên quan đến những ủy viên Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản VN, vì cả Ngọ và Thanh đều là Ủy viên, và có thể liên quan cả đến Bộ Chính trị, nhưng khi vụ án đang tiến hành thì kẻ bị khởi tố chết, người chỉ đạo điều tra cũng chờ chết, thì tương lai, kết quả vụ án sẽ đi về đâu? Liệu có truy ra được tội của ông trưởng Ban Chuyên án không? Và có kết tội được những ông trong Bộ Chính trị bao che cho ông Ngọ -Trưởng Ban Chuyên án không ?
Cần biết là, nguyên tắc của ngành an ninh, công an quy định là bất kỳ chuyên án nào, người chỉ huy-trưởng Ban Chuyên án tuyệt đối không bao giờ được tiếp xúc gặp gỡ đối tượng "tội phạm" trong chuyên án, đặc biệt đối với đối tượng cầm đầu, chẳng hạn kẻ chủ chốt như Dương Chí Dũng thì càng không được phép tiếp xúc, gặp gỡ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cán bộ trinh sát hay người chỉ huy chuyên án có thể được phép tiếp xúc với đối tượng trong chuyên án với điều kiện phải lập kế hoạch tiếp xúc, báo cáo xin phép cấp trên để cán bộ lãnh đạo cấp trên đó có sự chỉ đạo cán bộ chuyên trách theo dõi kiểm tra, đề phòng có tiêu cực xảy ra, tham nhũng hay lộ bí mật nhà nước...Khi đó, việc tiếp xúc phải có bút tích chữ ký biên bản 2 bên, hay được ghi âm, ghi hình lại vân vân... Nếu như sự tiếp xúc đó đã báo cáo cấp trên mà vẫn xảy ra hậu quả tiêu cực, tham nhũng, lộ bí mật quốc gia, thì người cán bộ chuyên án đó không chịu trách nhiệm mà người chịu trách nhiệm chính là cán bộ cấp trên đã phê duyệt cho phép đồng thời cử cán bộ chuyên trách theo giỏi giám sát.
Vậy cấp trên của ông Ngọ là ai? Ông Ngọ là ủy viên BCH trung ương thì cấp trên của ông ta phải là bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay ai đó trong Bộ Chính trị như ông Sang chủ tịch nước, ông Trọng tổng bí thư chẳng hạn...Như thế, nếu ông Ngọ có báo cáo về các cuộc tiếp xúc với Dương Chí Dũng lên trên mà giờ này đã xảy ra hậu quả lộ bí mật quốc gia thì phải điều tra bắt cho được những ai trong Bộ Chính trị đã cho phép tiếp xúc. Ngọ đã tiếp xúc với Dũng như cơm bữa, tại các địa điểm như tại Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh, hoặc tại tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt. vân vân... Đồng thời nhân chứng và vật chứng cũng rành rành, chẳng hạn Dũng đang nói chuyện với Ngọ thì có chủ tịch nước gọi điện thoại đến, hoặc ông Ngọ đã điện thoại cho Cục trưởng C48 trước mặt Dương chí Dũng, vân vân.. Và danh sách các cuộc gọi điện dĩ nhiên đã được lưu ở tổng đài và trong máy điện thoại của Ngọ. Tất cả các chi tiết trên đều đã được Dương chí Dũng khai đầy đủ. Hơn nữa, một sỹ quan công an cấp tướng thì lịch làm việc kể cả lịch nghỉ phép đều phải ghi rõ và lưu lại tại cơ quan.
Như vậy, ai đã cho phép Ngọ tiếp xúc? Nếu như Ngọ tiếp xúc Dũng mà không báo cáo, xin phép thì Ngọ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Và tiếp xúc để làm gì? Chỉ có hai lý do – một là tiết lộ bí mật cho anh em, bà con, người thân thích, và hai là tiết lộ bí mật để tham nhũng. Trong vụ án này, rõ ràng là Ngọ không có thân thích gì với Dũng, trái lại còn bắt cả em trai Dũng là Dương Tự Trọng. Vậy chỉ còn một cửa thứ hai là tiếp xúc Dũng để tham nhũng qua việc lộ bí mật chuyên án. Mọi diễn biến kết quả điều tra chuyên án đến đâu, Ngọ đều cung cấp cho Dũng biết hết.
Chưa cần bàn đến việc có nhận tiền triệu đô la Mỹ hay không, có tham nhũng hay không nhưng chỉ cần Ngọ có tiếp xúc thường xuyên với đối tượng trọng án trong lúc đang làm án mà không xin phép, không báo cáo với thượng cấp thì đủ kết tội Ngọ đã làm sai qui trình công tác, sai nguyên tắc Ngành An ninh, Công an. Nhưng quan trọng hơn nữa là Ngọ đã vi phạm luật pháp nghiêm trọng, cố ý thông đồng với đối tượng trọng án làm lộ bí mật Ngành, bí mật chuyên án, bí mật an ninh quốc gia mà cụ thể thực tế là cho Dũng biết để chạy trốn.
Qua băng ghi âm cuộc nói chuyện trả lời phỏng vấn báo VNexpress, Ngọ không phủ định việc tiếp xúc Dũng, không phủ nhận việc nhận tiền hối lộ nhưng chỉ phủ nhận vấn đề lộ bí mật công tác qua việc dùng sim rác gọi điện thoại báo tin cho Dũng chạy trốn. Tuy nhiên, chưa cần bàn đến vấn đề nhận hối lộ, chưa cần bàn đến vấn đề sim rác, chỉ cần việc tiếp xúc Dũng như cơm bữa trong lúc đang làm án của Ngọ là đủ để bắt ông ta nếu như ông ta không chỉ ra được ai trong Bộ Chính trị cho phép ông ta tiếp xúc Dũng.
Với những sự kiện trên, rõ ràng là việc ông trung tướng Hoàng Kông Tư, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Anh Ninh II, khi họp báo tuyên bố "Ngọ vô tội, không đủ cơ sở kết tội Ngọ" đã cho thấy sự bao che tội phạm, dấu nhẹm sự thật rất trắng trợn, mà bất cứ ai trong ngành công an, an ninh đều thấy rõ như ban ngày!
Khánh Toàn

No comments:

Post a Comment