Saturday, January 13, 2018

Tìm công lý ở đâu?

Quan Điểm

Thưa quí thinh giả,
Bản án tử hình dành cho ông Đặng Văn Hiếnhôm 3 tháng 1vừa qua,do Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đak Nông xử,do tranh chấp đất đai, đang đăt ra câu hỏi về vấn đề thựcthi công lý, và hệ thống tư phápở Việt Nam.
Sự kiện những người dân lên tiếng phản đối bản án ngay trước tòa, cho thấy có những yếu tố khuất tất khó hiểu trong tiến trình điều tra, tố tụng và xét xử. Chắc chắn những người dân sống tại đây,đã theo dõi và chứng kiến tận mắt những gì xảy ra, họ là những nhân chứng, tuy không có kiến thức chuyên môn vế luật pháp, nhưng trong cuộc sống bình thường của những nông dân chất phác, họ phân biệt được đâu là đúng đâu là sai, đâu là tình đâu là lý, cái gì là nguyên nhân và cái gì là hậu quả.
Sở dĩ những người dân lên tiếng phản đối bản án tử hìnhông Đặng Văn Hiến, là vị họ tự đặt mình vào vị trí của nạn nhân, trong bối cảnh bị đàn áp, bị khủng bố, bị cướp đoạt tài sản, bị dồn vào đường cùng, đang phải đối diện với những mất mát, dẫn đến cái chết trước mắt cho chính mỉnh và gia đình, trong tư thế ấy, việc gây án mạng có được xem là hành động tự vệ chính đáng hay không? Sự phản kháng của các nông dân chính là câu trả lời rất chính xác và có giá trị pháp lý. Từ đó nhiều tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đang mở ra một cuộc vận động yêu cầu nhà nước CSVN xét lại bản án nói trên.
Sự bất bình đẳng trong xã hội loài người phát xuất ngay từ khi có lịch sử nhân loại. Tình trạng mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, nhiều thắng ít, nhanh thắng chậm, khôn ngoan thắng ngu đần là lẽ bình thường. Nhưng trong một xã hội tiến bộ hôm nay, ai cũng nói đến một nhà nước pháp quyền, thì không thể để cho kẻ gian thắng người ngay, kẻ ác thắng người hiền, người tốt lành sợ kẻ xấu xa, kẻ sống ngoài pháp luật khủng bố đe dọa những người tuân thủ luật pháp được….
Theo dõi vụ án ở Đak Nong, làm chúng ta nhớ đến vụ án Đoàn văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Xa hơn nữa là những vụ cưỡng chiếm đất đai ở Dương Nội, ở Cồn Dầu, Đà Nẵng, ở Thủ Thiêm và không biết bao nhiêu nơi khác vẫn đang diễn ra, cho thấy một thành phần không nhỏ những người dân thấp cổ bé miệng đã không được công lý bảo vệ.
Muốn có hòa bình thì phải có công lý, chưa có công lý thì phải xây dựng công lý. Chưa có luật pháp để bảo vệ người dân, thì phải làm luật. Luật pháp chưa hoàn hảo, còn nhiều sai sót thì phải hoàn chỉnh. Không tự làm được thì học hỏi từ những nước có hệ thống pháp lý tốt hơn; không có gì hổ thẹn.
Ai cũng mong muốn luật pháp phải minh bạch, không mơ hồ, lỏng lèo, muốn giải thích cách nào cũng được. Ai cũng muốn cơ quan bảo vệ và thì hành công lý phải tuyệt đối công bằng, vô tư, đứng ngoài và đứng trên mọi áp lực từ mọi phía. Nếu không có những yếu tố ấy, thì làm sao đem công lý đến cho người dân thấp cổ bé miệng được!
Trong bài quan điểm tuần trước, chúng tôi đã đề cập đến nhu cầu cần có tòa án hiến pháp, để phân xử những vụ vi hiến. Rõ ràng tại VN hôm nay, đảng CS đang công khai vi phạm hiến pháp, chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã ngang ngược nói rằng hiến pháp đứng sau cương lỉnh của đảng. Bắt nguồn từ sự ngang ngược ấy, cơ quan thi hành pháp luật và bảo vệ công lý không có tư cách độc lập, mà chỉ thi hành những chỉ thị của đảng.Nổi bật là các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, những vụ tranh chấp đất đai. Những bản án đều đã có sẵn trước khi xử. Vai trò của các luật sư chỉ để trang trí như luật sư Võ An Đôn đã phát biểu.
Trên căn bản nhân đạo, luật pháp lập ra là để bảo vệ, khuyến khích, nâng đỡ, giáo dục con người, dẫn đến cải thiện xã hội cho tốt đẹp hơn. Những hình phạt để răn đe phải có, nhưng luôn luôn là yếutố phụ. Chính vì vậy khuynh hướng loại bỏ án tử hình càng ngày càng được nhiều nước hưởng ứng. Luật pháp phải là khiên thuẫn che chở và bảo vệ người công chính.
Tại Việt Nam hôm nay, nhà nước do đảng CS độc quyền nắm giữ, họ nhất quyết không chấp nhận tam quyền phân lập, họáp đặt ý muốn độc tôn lên cái gọi là quốc hội, để làm ra những bộ luật theo ý của đảng; họ thi hành những luật ấy theo cách có lợi cho đảng, họ chỉ thị tòa án xét xử theo ý muốn của đảng. Trong một quốc gia như thế thì người dân đi tìm công lý ở đâu bây giờ?
Không có công lý sẽ không có hòa bình, sẽ không có ổn định xã hội, sẽ không có phát triển bền vững. Vì vậy VN ta cần phải có một cuộc thay đổi tận gốc rễ để tồn tại và phát triển, chắc chắn đó là ý muốn của tuyệt đại đa số người dân hôm nay.
Cám ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLCQ

No comments:

Post a Comment