Sự kiện các tay đầu sỏ của đảng CSVN liên tục bị rớt đài vì tham nhũng cho thấy tập đoàn này đang trải qua một cuộc đại thanh trừng lớn nhất từ trước đến nay. Thế nhưng liệu cuộc đại thanh trừng này có diệt được quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam không? Mời quý thính giả theo dõi bài Quan Điểm của Lực Lượng Cứu Quốc về sự kiện này với tựa đề “Muốn diệt tham nhũng phải quẳng đảng Cộng Sản Việt Nam vào lò đốt” do Hải Nguyên trinh bày sau đây.
Thưa quý thính giả,
Ngày 26 tháng 4, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng CSVN loan báo đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026.
Như vậy, nếu tính cả trường hợp ông Võ Văn Thưởng bị mất
chức Chủ tịch Nước, thì trong vòng 17 tháng qua, Việt Nam đã có hai chủ tịch nước,
một chủ tịch Quốc hội, và hai phó thủ tướng bị mất chức. Riêng trong nội bộ Bộ
Chính Trị, ông Vương Đình Huệ trở thành ủy viên thứ 5 bị mất chức kể từ tháng
12/2022. Cơ cấu lãnh đạo đảng CSVN này hiện chỉ còn 13 trong tổng số 18 ủy viên
được bầu trong Đại hội kỳ thứ 13 của Đảng CSVN vào tháng 2 năm 2021.
Cũng giống như trường hợp Võ Văn Thưởng mất chức Chủ tịch Nước
ngày 21 tháng 3, Vương Đình Huệ bị loại với lý do “chịu trách nhiệm người
đứng đầu” như ghi trong thông báo của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng. Đây là
biện pháp trừng phạt theo điều 7 của Quy định số 41-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban
hành ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Khoản 1 Điều 7
của Quy định này ghi rõ (xin trích nguyên văn): “Miễn nhiệm đối với người
đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới
trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.”
Quy định 41 này là sản phẩm mới nhất của TBT Nguyễn
Phú Trọng để thực thi chủ trương “diệt tham nhũng” mà ông xem như trọng trách
hàng đầu trong hơn 13 năm thống lĩnh đảng CSVN. Sản phẩm này ra đời để hỗ trợ cho
chiến dịch “đốt lò” ông Trọng chế ra cách đây 6 năm và được ông luôn đề cao, hãnh
diện khoe khoang và tự mãn về thành tích này.
Thế nhưng, mặc dù
đã ngày đêm ra rả cổ võ, kêu gọi, và sáng chế ra nhiều chiêu trò, chủ trương
“diệt tham nhũng” của ông Trọng đã hoàn toàn thất bại. Với tất cả nỗ lực, sáng
kiến của ông, nạn tham nhũng không những không bị ngăn chận, đẩy lui, mà trái lại,
nó đã ngày càng tràn lan, càng nghiêm trọng. Chẳng hạn các đại án tham nhũng
vừa diễn ra như vụ “Test-Kit Việt Á”, hoặc “Chuyến bay giải cứu”, đều do các
quan chức đảng viên cao cấp đã chủ động gây ra.
Kết quả là, chỉ tính
từ đầu nhiệm kỳ Đại Hội XIII đến tháng 1 năm 2024, đã có 105 cán bộ diện Trung
Ương, trong đó có 22 ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương bị kỷ luật. Con số này đã
tăng cao hơn nếu tính cả các vụ tham nhũng liên quan đến Võ Văn Thưởng và Vương
Đình Huệ vừa bị phanh phui.
Thật ra, nếu khách quan nhận định, không ai ngạc nhiên
về sự thất bại của TBT Nguyễn Phú Trọng, cũng như của tập đoàn đầu sỏ đảng CSVN
các nhiệm kỳ trước, khi đối đầu với tệ nạn tham nhũng trong suốt mấy chục năm
qua. Lý do là vì “tham nhũng” phát suất từ lòng tham, luôn muốn được đầy đủ hơn,
sung túc hơn, của con người. Đây là bản chất tự nhiên của bất cứ ai, dù sinh ra
ở đâu, vào thời nào cũng vậy. Cho nên, đã là con người, nếu không bị kiểm soát
một cách gắt gao, trừng trị bằng những hình phạt nặng nề, thì ai cũng dễ dàng bị
lòng tham thúc đẩy để tham nhũng.
Vì vậy, tệ nạn tham nhũng của các quan chức trong bộ
máy cầm quyền đã xẩy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng điểm đáng
nói là tình trạng tham nhũng của quan chức ở các nước khác chỉ là những trường
hợp hiếm hoi, cá biệt, trong khi nạn tham nhũng của các quan chức ở Việt Nam có
tính cách tràn lan và kéo dài liên tục, như chính các tay đầu sỏ CSVN đã thú nhận
trong bao năm qua.
Lý do là vì ở các nước theo thể chế dân chủ tam quyền
phân lập, các đảng phái đối lập và hệ thống báo chí tự do luôn theo dõi, canh
chừng hành vi các quan chức cầm quyền, khiến thành phần này không dám lộng
hành.
Ngược lại, tại Việt Nam, đảng CSVN là tập đoàn cầm quyền
duy nhất và vĩnh viễn. Vị trí độc tôn này của đảng CS đã được hiến định hóa qua
Điều 4 Hiến Pháp của Việt Nam. Vì vậy, từ hệ thống báo chí, đến các cơ quan tư
pháp, lập pháp và hành pháp, tất cả đều là của đảng, do đảng chỉ đạo và kiểm
soát.
Với vị thế đứng trên và đứng ngoài luật pháp như vậy,
các đảng viên đảng CS đã tự tung, tự tác, bao che cho nhau, dung dưỡng nhau, mọi
biện pháp phòng chống tham nhũng chỉ là hình thức, hoặc chỉ là phương tiện để các
phe nhóm trong đảng tranh quyền, thanh toán lẫn nhau.
Chính vì vậy, để tận diệt tệ nạn tham nhũng tại Việt
Nam, không phải chỉ bỏ tù hay giải nhiệm một số quan chức, dù cao cấp như Chủ tịch
nước hay Chủ tịch Quốc Hội, mà phải dẹp bỏ toàn bộ cái cơ chế cai trị độc tài,
sắt máu và bạo lực.
Nói theo cách ví von của ông Trọng thì, để diệt tham
nhũng, phải “quẳng cả đảng CSVN vào lò đốt!”.
Cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài Quan Điểm của
chúng tôi./.
No comments:
Post a Comment