Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Miên Dương..
1/ VN CẦN CHẤM DỨT NGAY CÁC VỤ ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN CÓ HỆ THỐNG
Bạo quyền Hà Nội cần chấm dứt ngay các vụ đàn áp một cách
có hệ thống và ngưng việc xử dụng các điều luật khôi hài để bắt giam các nhà
hoạt động về nhân quyền.
Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc
tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm Định
kỳ Phổ quát vào ngày 7/5. Đây là lần thứ 4 Việt Nam tham gia cuộc kiểm điểm này
sau lần thứ ba là vào tháng Giêng năm 2019.
Phát biểu trong cuộc hội thảo này, bà Mary Lawlord, báo cáo viên đặc biệt về
tình trạng nhân quyền, nhận định là các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam
hoạt động trên nhiều lãnh vực, gồm biến đổi khí hậu, môi trường, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền của
người thiểu số. Bà cho biết là mặc dù các hoạt động này hết sức ôn hòa nhưng họ
vẫn bị bắt giam và bỏ tù.
Ngoài ra, bà Lawlord còn bày tỏ sự quan ngại về việc bạo
quyền Việt Nam xử dụng tùy tiện các cáo buộc “nguỵ tạo” để truy tố họ, điển
hỉnh như là tội “trốn thuế”. Bà Lawlord cho biết thêm là có nhiều báo cáo về
việc Hà Nội ngược đãi các tù nhân lương tâm nói trên, điển hình là vụ bắt giam
Luật sư Đặng Đình Bách.
Các tổ chức nhân quyền nêu trên còn gởi một báo cáo cho
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nội dung nêu rõ các chiến thuật mà bạo
quyền Việt Nam xử dụng để đàn áp nhân quyền trong 4 năm qua, chẳng hạn như điều
109 – lật đổ chế độ; điều 117 – tuyên truyền chống phá chế độ và điều 331 – lợi
dụng các quyền tự do dân chủ.
2/ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG PHÁP SANG
DỰ LỄ ĐIỆN BIÊN PHỦ
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào
ngày 7/5 năm 1954 với chiến thắng của Việt Minh, tạo điều kiện cho việc ký kết
hiệp định Genève, chấm dứt chế độ Pháp thuộc ở Đông Dương.
70 năm sau, lần đầu tiên Pháp nhận lời
mời của Việt Nam dự lễ kỷ niệm ‘‘mang tính biểu tượng’’ này. Vào hôm qua 7/5,
tại Điện Biên Phủ, bộ trưởng quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu khẳng định sự
hiện diện của phái đoàn Pháp nhằm đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ song
phương, thúc đẩy hòa giải và cùng xây dựng tương lai.
Trong bài phát biểu ngắn trước tượng đài tưởng niệm các
binh sĩ Pháp tử trận tại Điện Biên Phủ, bộ trưởng Lecornu cho biết đây là dịp kỷ niệm đánh dấu
một bước khởi đầu mới, cho phép cùng
nhau nhìn lại quá khứ một cách thanh thản và để cùng xây dựng tương lai chung.
Ông
nói thêm là nước Pháp muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam để củng cố sự ổn định
tại khu vực Thái Bình Dương trong một thế giới đang trở nên bất ổn và nguy hiểm
hơn vì một số thế lực đang sẵn sàng chà đạp lên các nguyên tắc căn bản của luật
pháp quốc tế.
Buổi lễ diễu binh được tổ chức vào lúc 7 giờ sáng tại
sân vận động tỉnh Điện Biên, với sự tham gia của khoảng 12 ngàn người.
Có mặt tại dịp kỉ
niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến Điện Biên Phủ, ngoài bộ trưởng quốc phòng Pháp
Sébastien Lecornu và quốc vụ khanh Patricia Mirallès, phụ trách về Cựu chiến
binh và Ký ức, còn có 3 cựu chiến binh Pháp cũng được mời đến dự, trong đó có
ông William Schilardi 90 tuổi.
Trước chuyến đi đến
Việt Nam, vị cựu chiến binh từng bị thương 5 lần cho rằng Điện Biên Phủ là trận
đánh của cuộc đời ông. Hồi tưởng lại sáng ngày 7/5 năm 1954, ông vẫn cảm thấy
nghẹt thở” và “bất ngờ” trước cảnh cứ điểm bị bao vây bởi một “đội quân đông
như kiến” với các hệ thống hầm hào của Việt Minh.
3/ ĐỨC ĐIỀU HAI CHIẾN HẠM ĐẾN ẤN
ĐỘ DƯƠNG VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG
Nước Đức vào hôm thứ Ba 7/5 đã cử hai chiến hạm đến khu vực
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự
trong khu vực giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Cộng và Đài Loan và các
tranh chấp về Biển Đông.
Phát biểu tại căn cứ hải quân ở Wilhelmshaven, ở phía bắc
nước Đức, Bộ trưởng quốc phòng Boris Pistorius tuyên bố những căng thẳng này
đang gây áp lực lên quyền tự do hàng hải và tự do đi lại trên các tuyến đường
thương mại.
Khoảng 40% thương mại nước ngoài của Âu châu đi qua Biển
Đông. Ông Pistorius cho biết là nước Đức không có chọn lựa nào khác cho việc hỗ
trợ nền trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Ân độ dương và Thái bình dương.
Chính sự hiện diện của nước Đức là điều rất quan trọng.
Tiếp tế hạm Frankfurt am Main sẽ khởi hành từ Đức, trong
khi khu trục hạm nhỏ Baden-Wuerttemberg sẽ rời bến ở Tây Ban Nha. Hai chiến hạm
này sẽ gặp nhau trên biển, sau đó đi đến Halifax ở Canada và tiếp tục tới Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương.
Hai chiến hạm này sẽ đi qua Biển Đông nhưng không rõ liệu
chúng có đi qua eo biển Đài Loan như Hoa Kỳ đã làm hay không. Vào năm 2021, một
chiến hạm Đức tiến vào Biển Đông lần đầu tiên sau gần 20 năm, trong lúc đang có
lo ngại về tham vọng lãnh thổ của Trung Cộng.
https://www.voatiengviet.com/a/7601566.html
4/ CỰU THỦ TƯỚNG HUN SEN MUỐN GỌI
ĐIỆN CHO BÀ AUNG SAN SUU KYI
Cựu thủ tướng Campuchia Hun Sen vào hôm thứ Ba 7/5 yêu cầu tập
đoàn quân phiệt Miến Điện cho phép ông nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, người
đang bị giam giữ, qua một cuộc gọi video.
Bà Suu Kyi, người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự cai
trị của quân đội ở Miến Điện, đã bị bắt trong cuộc đảo chính năm 2021 và từ đó
bị kết án 27 năm tù vì vô số những tội danh bị tập đoàn quân phiệt gán ghép.
Ông Hun Sen, người đã từ chức để nhường chỗ cho con trai
mình vào năm ngoái sau gần bốn thập niên nắm quyền ở Campuchia, đã nói chuyện vào
hôm thứ Ba 7/5 qua cuộc gọi điện thoại với ông Min Aung Hlaing, vị tướng cầm
đầu cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ dân cử của bà Suu Kyi.
Trong một bài đăng trên trang mạng của mình, có đăng hình
ảnh hai người nói chuyện qua video, ông Hun Sen cho biết ông Min Aung Hlaing đã
đồng ý “cân nhắc kỹ lưỡng” yêu cầu trên. Ông Hun Sen cho biết thêm rằng
Campuchia sẽ cử đặc phái viên đến Miến Điện.
Ông Hun Sen, chủ tịch thượng viện Campuchia, hiện không có
vai trò hòa giải trong cuộc xung đột ở Miến Điện và hiện chưa rõ tại sao ông
lại tìm cách tiếp cận bà Suu Kyi. Hiện không rõ bà Suu Kyi đang bị giam giữ ở
đâu và gia đình cũng như luật sư của bà nói rằng họ không thể tiếp cận bà.
Cần biết Miến Điện đang lâm vào một cuộc nội chiến giữa một
bên là quân đội và một bên là một liên minh lỏng lẻo của các dân quân người
thiểu số. Một phong trào kháng chiến võ trang được hình thành sau cuộc đàn áp
đẫm máu của tập đoàn quân sự đối với các cuộc biểu tình chống đảo chính.
Cuộc xung đột là thách thức lớn nhất mà quân đội phải đối
mặt kể từ khi họ lần đầu tiên nắm quyền ở cựu thuộc địa của Anh vào năm 1962,
với những trận chiến trên nhiều mặt trận nhằm dập tắt các cuộc nổi dậy và ổn
định nền kinh tế đã suy yếu kể từ cuộc đảo chính.
No comments:
Post a Comment