Mở đầu chương trình, Vân Hà và Miên Dương mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức
1/ VN GHI NHẬN HƠN 100 KỶ LỤC VỀ NHIỆT ĐỘ QUÁ CAO TRONG THÁNG 4
Theo dữ liệu công bố vào hôm 3/5 của trung
tâm khí tượng quốc gia, Việt Nam đã trải qua ba đợt nắng nóng nghiêm trọng
trong tháng 4, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ tại hơn 100 trạm khí tượng trong nước.
Nhiệt độ trung bình tại các thành phố ở Việt Nam cao hơn từ
2 đến 4 độ C so với năm trước, trong đó các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung bị
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt nắng nóng.
Tổng cộng có 102 trạm khí tượng ghi nhận mức kỷ lục về
nhiệt độ, trong đó có 7 trạm vượt quá 43 độ C vào tuần trước. Riêng trạm Đông
Hà ở tỉnh Quảng Trị ghi nhận nhiệt độ lên hơn 44 độ C.
Trong những tuần qua, sức nóng khắc nghiệt đã bao trùm hầu hết
châu Á, từ Ấn Độ đến Philippines, gây ra nhiều ca tử vong do say nắng và buộc
nhiều trường học phải đóng cửa. Tại Thái Lan, nắng nóng kỷ lục đã tác động mạnh
đến việc thu hoạch sầu riêng cũng như gia tăng chi phí sản xuất. Nhiều người đã
bày tỏ lo ngại về tương lai của một trong những mặt hàng xuất cảng nổi tiếng
nhất của Thái Lan.
Riêng tại Philippines, các giám mục Công giáo đã kêu gọi
tín hữu cầu mưa trong bối cảnh nắng nông khắc nghiệt đang hoành hành khắp đất
nước. Theo bộ nông nghiệp nước này, hạn hán lan rộng từ đầu năm nay đã gây
thiệt hại cả trăm triệu Mỹ kim cho ngành nông nghiệp. Trong khi đó thì bộ giáo dục
cho biết là gần 8 ngàn trường học vẫn đóng cửa do nhiệt độ cao kỷ lục.
2/ CHỦ TỊCH TRUNG CỘNG CÔNG DU ÂU
CHÂU SAU 5 NĂM ĐÌNH CHỈ
Chủ tịch Trung Cộng
Tập Cận Bình vào hôm nay đã đặt chân đến Pháp, trạm dừng chân đầu tiên của chuyến
công du Âu châu sau 5 năm đình chỉ.
Giới quan sát đặc biệt chú ý chuyến thăm lần này của họ Tập
bởi một số nước châu Âu thời gian qua lo ngại về mối đe dọa từ Trung Cộng, đồng
thời trong nội bộ những nước này có sự khác biệt rõ ràng về cách giải quyết bất
đồng với Bắc Kinh trong khía cạnh an ninh lẫn kinh tế.
Trong khi đó, không thể phủ nhận thực tế một số nước khác
có xu hướng sẵn sàng chào đón sự hợp tác với Trung Cộng. Sau Pháp, ông Tập sẽ viếng
thăm Serbia và Hungary.
Pháp là một trong những nước dẫn đầu Liên minh Âu châu nên
chủ đề chính có thể được thảo luận tại Paris là căng thẳng thương mại gần đây
giữa khối này và Trung Cộng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những
người thúc đẩy khối Âu châu mở cuộc điều tra nhằm vào xe điện Trung Cộng vào
tháng 9 năm ngoái. Lý do là hoài nghi Trung Cộng trợ cấp để mang lại lợi thế
cho các hãng xe nội địa.
Tại Pháp, ông Tập cũng sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống
Macron và Chủ tịch Ủy ban Âu châu Ursula von der Leyen. Ngoài xe điện, thiết bị
y tế và tua bin gió của Trung Cộng cũng vào tầm ngắm của cuộc điều tra của Âu
châu. Bắc Kinh khẳng định những cuộc điều tra thương mại của khối châu Âu mang
động cơ chính trị. Trung Cộng cũng đáp trả bằng cuộc điều tra chống bán phá giá
đối với rượu brandy từ châu Âu, chủ yếu là từ Pháp.
Pháp cũng sẽ tìm cơ hội kêu gọi Trung Cộng tạo điều kiện
cho nông sản Pháp được vào thị trường Trung Cộng, cũng như giải quyết quan ngại
của các hãng mỹ phẩm Pháp về quyền sở hữu trí tuệ. Các vấn đề nóng quốc tế và
khu vực mà hai bên cùng quan tâm, bao gồm tình hình Ukraine và Gaza.
https://thanhnien.vn/ong-tap-lan-dau-cong-du-chau-au-sau-5-nam-185240505210353879.htm
3/ NGA RA LỆNH TRUY NÃ TỔNG THỐNG
UKRAINE
Nhà cầm quyền Nga vừa loan báo truy nã
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, chiểu theo một điều khoản của
bộ luật hình sự nhưng không cho biết cáo buộc cụ thể. Thông tin này được
đăng trên trang mạng của bộ nội vụ Nga vào hôm 4/5, nhưng lệnh truy nã bị Ukraine
xem là vô giá trị.
Ngay sau thông báo của bộ nội vụ Nga, bộ ngoại giao Ukraine
nhận định lệnh truy nã Tổng thống Zelensky thể hiện “nỗi tuyệt vọng
của cơ quan tuyên truyền và bộ máy nhà nước Nga, đang không biết phải phát minh
ra điều gì để thu hút sự chú ý”.
Bộ ngoại giao Ukraine nhân cơ hội này nhắc lại là chính
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới là đối tượng bị tòa án Hình sự Quốc tế phát
lệnh truy nã với cáo buộc lưu đày hàng ngàn trẻ em Ukraine sang Nga. Theo Kiev,
đây mới là lệnh truy nã thực tế, trái ngược với những
thông báo vô giá trị của Nga.
Cần biết là từ khi cuộc chiến xâm lược nổ ra, Tổng thống
Zelensky đặc biệt bị nhà cầm quyền Putin nhắm tới. Một ngày sau khi điều quân
xâm lược Ukraina, ông Putin đã kêu gọi quân đội Ukraine lật đổ Tổng thống
Zelensky.
Theo các dữ liệu của Nga, các thông báo truy nã của chính
quyền Putin cũng nhắm vào chỉ huy lực lượng lục quân của Ukraine là tướng
Oleksandr Pavliuk, và cựu tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Vào tháng 2 vừa
qua, thủ tướng Estonia và nhiều quan chức khác của các nước vùng Baltic cũng bị
Nga đưa vào danh sách truy nã.
Về tình hình chiến sự, vào sáng hôm qua 5/5, lực lượng
phòng không của Ukraine cho biết đã bắn hạ được 23 trong tổng số 24 máy bay
không người lái của lực lượng Nga, chủ yếu nhắm vào các vùng Kharkov và
Kherson. Cũng trên mạng, Tổng thống Zelensky cho biết là trong tuần qua, quân
Nga đã tiến hành 380 vụ tấn công nhắm vào các thành phố của Ukraine.
No comments:
Post a Comment