Friday, May 17, 2024

Hoa Kỳ thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Quan Điểm

Ngày 8/9/2023, nhà nước cs Việt Nam đã chính thức yêu cầu Hoa Kỳ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Đây là một vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao độngVN cũng như Hoa Kỳ, vì vậy LLCQ nêu ra Quan Điểm về sự kiện này. Kính mời quí thinh giả đón nghe, qua sự trình bày của Hải Nguyên.

Thưa quí thính giả,

      Những ai đã tìm hiểu về cộng sản, chắc chắn phải biết mấy nguyên tắc cơ bản mà đảng cs không bao giờ từ bỏ. Danh sách thì rất dài, chúng tôi chỉ nêu ra mấy điểm chính là: Độc quyền lãnh đạo quốc gia, đấu tranh giai cấp, bãi bỏ quyền tư hữu, kinh tế chỉ huy, độc quyền giáo dục, loại bỏ tôn giáo.Trong ấy, vấn đề kinh tế chỉ huy là điểm cốt lõi, vì nó liên quan trực tiếp đến của ăn nuôi sống con người hàng ngày.

      Hiện nay Việt Nam vẫn đang bị đảng cs cai trị, đảng này khẳng định quyết đi theo chủ thuyết Mác-Lê, rồi thêm vào cái đuôi “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nhưng khi còn sống, Hồ Chí Minh đã xác nhận ông ta chẳng có tư tưởng gì cả.

      Về kinh tế thì sau khi chiếm được Miền Nam VN năm 1975, cs đã áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy, khiến VN rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Chắc nhiều người còn nhớ thời kỳ bao cấp,với chế độ tem phiếu vào những năm 1980; từ đó trong dân chúng đãcó những câu thơ câu vè rất mỉa mai thấm thía:

                  “Một năm hai thước vải thô

                  Làn sao che được cụ hồ em ơi.”

      Thất bại trên, buộc csVN phải mở cửa làm ăn buôn bán với thế giới bên ngoài, điều trớ trêu là làm ăn với các nước tư bản đang dẫy chết mới là lạ. Trong ấy phải kế đến kẻ thù chính là Hoa Kỳ.

      Nhờ vào những khoản đầu tư lớn từ nước ngoài, vì họ cần lực lượng lao động rẻ ở VN, nên đã vực dậy được con bệnh kinh tế xã nghĩa đang hồi thoi thóp. Cũng từ đó, cán bộ cs có của ăn của để. Quan chức lớn nhỏ đều đỏ da thắm thịt, dần dà có nhà lầu xe hơi, có cuộc sống “đẳng cấp” để khoe hàng hiệu mang trên người.

      Cũng nhờ sự hào phóng của các nước tư bản, VN được tham dự vào các định chế tài chánh và thương mại thế giới. Một khi đã gia nhập sân chơi, tất nhiên phải tuân thủ các qui định chung, không thể có chuyện du di nửa nạc nửa mỡ được. Một điều nghịch lý đang diễn ra, là ngày 8/9/2023, nhà nước cs Việt Nam đã chính thức yêu cầu Hoa Kỳ xem xét công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (Market Economy). HK có 270 ngày để cứu xét đề nghị này. Trong khi csVN ấy lại bắt người dân phải duy trì “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa- Socialist-oriented market economy)”, nghĩa là thế nào?

      Một khi nền kinh tế đang do đảng chỉ huy, điều động, định hương và kiểm soát...v.v...như ở VN hiện nay, thì nó hoàn toàn trái với khái niệm kinh tế thị trường rồi.

      Chẳng phải là kinh tế gia cũng biết rằng kinh tế thị trường dựa vào lực cung và cầu, sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Chính quyền chỉ đưa ra những luật lệ để ngăn ngừa sự lạm dụng, thao túng thị trường, và không can thiệp vào sáng kiến của tư nhân.

      Hiện nay HK đang xem xét một số dữ kiện, để xác định kinh tế VN có đáp ứng được các đòi hỏi ấy không. Những dữ kiên liên quan đến:

1.      Mức độ chuyển đổi tiền tệ trong nước.

2.      Mức độ tự do quyết định tiền lương thông qua đàm phán.

3.      Cơ hội cho các công ty nước ngoài tham gia liên doanh hoặc đầu tư.

4.      Sự giám sát của chính phủ liên quan đến nguyên liệu sản xuất.

5.      Kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ nguồn lực và các quyết định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp.

6.      Bất kỳ yếu tố liên quan nào khác được xác định bởi cơ quan quản lý.

      Ngoài ra, Bộ Thương Mại HK có thể phân loại một số ngành nhất định, hoạt động theo điều kiện thị trường, trong khi áp dụng phương pháp đánh giá không phải là kinh tế thị trường đối với các ngành khác.

      Tuy HK dựa vào 6 chuẩn mực trên, nhưng vì muốn “lấy lòng” Hà Nội để CSVN có thể đóng vai con tốt, giúp ngăn chận Trung Cộng bành trướng thế lực trong vùng Đông Nam Á; HKcó thể du di để thừa nhận VN là kinh tế thị trường; miễn sao không bị các doanh nghiệp Mỹ quyết liệt phản đối.

      Việc ngăn chặn tham vọng bành trướng của TC là một nhu cầu địa chính trị quan trọng của Hoa Kỳ hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu có tính giai đoạn này, truyền thống bảo vệ tự do, tôn trọng nhân quyền, đề cao công lý vẫn là những giá trị nền tảng của Hoa Kỳ. Vì vậy Hoa Thịnh Đốn không thể làm ngơtrước những vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền csVN.

      HK cũng không vì mối lợi kinh tế do phía Hà Nội vẽ ra, là nếu VN được thừa nhận là kinh tế thị trường, thì thương vụ giữa hai nước sẽ nâng lên gấp bội; mà hãy nhìn vào lực lượng lao động ở VN hiện nay, họ đang bị bóc lột rất tàn bạo. Hệ thống bóc lột chính là thành phần tư bản đỏ, đang nắm quyền sinh sát và là chủ nhân ông chính thức của nhiều doanh nghiệp, tuy hình thức bên ngoài là tư nhân, nhưng đều là sân sau của các quan chức nhà nước csVN cả.

      Tóm lại, nếu VN được thừa nhận là nền kinh tế thì trường, thì chỉ có lợi cho đảng CSVN mà thôi. Do đó, chúng tôi cho rằng, HK nên đặt quyền lợi của gần 100 triệu người dân VN, và quyền lợi của người lao động HK lên trên quyển lợi chính trị của đảng csVN, khi cứu xét việc thừa nhận VN là nền kinh tế thị trường. Đó là ước vọng chính đáng, công bằng và hợp lý của người dân cả hai quốc gia Việt Mỹ vậy.

      Cảm ơn quí thinh giả đã theo dõi bài Quan Điểm của chúng tôi.

     

No comments:

Post a Comment