Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.
1/ BÁO CÁO NHÂN QUYỀN CỦA ÂU CHÂU CHỈ TRÍCH VN
Vào hôm 29/5, Liên hiệp Âu châu công bố phúc trình về tình
hình nhân quyền ở Việt Nam, với nội dung là “không gian xã hội dân sự đang ngày
càng bị thu hẹp” và bạo quyền Hà Nội “có rất ít bước phát triển tích cực đáng
kể về lĩnh vực nhân quyền” trong năm 2023.
Phúc trình cho biết là mặc dù Việt Nam là một thành viên
trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng vẫn có rất ít bước phát triển
tích cực về lãnh vực nhân quyền trong năm 2023. Theo phúc trình thì không gian
cho xã hội dân sự ngày càng bị thu hẹp, thể hiện qua việc sách nhiễu, bắt giữ
và tùy tiện kết án giới bất đồng chính kiến.
Phúc trình cho biết là nghị định hướng dẫn luật an ninh
mạng vào năm 2022 đã tiếp tục làm xói mòn quyền tự do ngôn luận. Trong lĩnh vực
quyền lao động, Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn công ước quốc tế về tự do lập hội
và chưa thông qua nghị định về các tổ chức đại diện của người lao động và
thương lượng tập thể. Các án tử hình vẫn tiếp tục được thi hành mà không có
thống kê chính xác về số vụ hành quyết.
Liên minh của tổ chức gồm 27 quốc gia châu Âu bày tỏ sự
quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ nhân
quyền, đồng thời kêu gọi bạo quyền Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những
người bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Ngoài ra, Âu châu cũng quan ngại về tình hình của những
người bảo vệ nhân quyền, sự siết chặt không gian và môi trường làm việc đối với
các tổ chức xã hội dân sự.
Cần biết là vào tháng 12 năm 2020, Hội đồng Liên hiệp Âu châu
đã thông qua luật trừng phạt vi phạm nhân quyền toàn cầu, thường hay được gọi
là đạo luật Magnitsky của Âu châu, nhằm chế tài những cá nhân và tổ chức xâm
hại nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới, thông qua việc đóng băng tài
sản và cấm nhập cảnh vào các quốc gia thành viên.
2/ HƠN 122 ÁN TỬ
HÌNH BỊ HÀNH QUYẾT Ở VN VÀO NĂM NGOÁI
Con số người bị tử hình đã tăng cao trên thế giới, với VN
có hơn 122 bị hành quyết vào năm ngoái.
Con số người bị hành quyết trên toàn thế giới
trong năm 2023 đã lên mức kỷ lục trong vòng gần một thập niên qua với ít nhất gần
1200 người bị thi hành án, theo con số thống kê mới được công bố của tổ chức Ân
xá Quốc tế. Trong số này, ít nhất 122 án tử hình đã được thực thi tại Việt Nam,
nơi con số chính thức không được công khai.
Trong báo cáo công bố hôm 29/5, Ân xá Quốc tế cho
biết con số 1153 án tử hình bị thi hành trong năm 2023 không bao gồm hàng ngàn
án tử hình có thể đã được thi hành tại Trung Cộng. Tuy vậy, con số được công bố
đã cao hơn 30% so với con số vào năm 2022.
Những nước thi hành án tử hình nhiều nhất trong
năm qua là Trung Cộng, Iran, Saudi Arabia, Somalia và Mỹ. Riêng Iran đã chiếm
74% số án được thi hành theo ghi nhận.
Số án tử hình được tuyên trong năm 2023 trên toàn
cầu là gần 2500 người, tăng 22% so với năm trước đó. Vì các quy định bí mật nhà
nước, Ân xá Quốc tế không thể tiếp cận được con số chính thức về thi hành tử
hình ở Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam.
Tuy nhiên theo Ân xá Quốc tế, con số giới hạn
những báo cáo xuất hiện từ những nước này cho thấy tội phạm và người bất đồng
chính kiến vẫn phải chịu án tử hình, và đây là công cụ để nhà nước duy trì việc
kiểm soát và trấn áp người bất đồng chính kiến.
Số liệu thống kê dựa trên báo chí lề đảng VN, cho thấy
trong năm 2023, các toà án tại Việt Nam đã tuyên án tử hình ít nhất 248 người. Các
tội thường bị kết án tử hình nhiều nhất là buôn bán, vận chuyển ma tuý và tội
giết người.
Trong báo cáo mới của Ân xá Quốc tế, tổ chức này
cũng nhìn nhận đã có một số tiến bộ trên toàn cầu khi 112 quốc gia đã xóa bỏ
hoàn toàn án tử hình.
3/ HỒNG KÔNG KẾT ÁN 14 NGƯỜI VI PHẠM LUẬT AN NINH QUỐC GIA
Trong
phiên tòa lớn nhất về an ninh quốc gia, với sự xuất hiện dày đặc của cảnh sát
bên trong và bên ngoài vào hôm qua 30/5, tòa án Tối cao Hồng Kông đã xét xử 16
nhà đấu tranh cho dân chủ với tội danh phản loạn. Chấm dứt phiên xử, 14 người
đã bị tuyên án có tội và có thể sẽ phải đối mặt với án tù lên đến chung thân.
Họ bị buộc tội tìm cách “lật đổ nhà nước”
khi tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức vào năm 2020 nhằm chọn ra
ứng cử viên đối lập để tham các cuộc bầu cử địa phương. Ngoài 16 người nói
trên, 31 người khác đã bị tuyên án có tội.
47 nhà đấu tranh này, có biệt danh là Hồng
Kông 47, đã bị buộc tội và bị giam giữ từ năm 2021, với phiên tòa bắt đầu vào
năm ngoái nhưng đã bị hoãn lại nhiều lần.
Phiên tòa này đã gây ra nhiều tranh cãi
và được coi là một thử thách nữa đối với đạo luật an ninh do Trung Cộng áp đặt
vào năm 2020. Bạo quyền Trung Cộng và Hồng Kông cho rằng luật này là cần thiết
để bảo đảm sự ổn định cho vùng đất này. Tuy nhiên nhiều luật gia tuyên bố đạo luật
an ninh được xử dụng để đàn áp tiếng nói đối lập và đã dẫn tới “sự cáo chung
của Hồng Kông”.
Tới khoảng 9 rưỡi sáng ngày 30/5, 14 trong
số 16 bị can đã bị kết tội “lật đổ nhà nước”, 2 người còn lại được tuyên trắng
án. Thẩm phán cho biết việc tuyên án cho 14 người này và 31 người đã nhận tội
trước đó sẽ được công bố trong tương lai.
Vị thẩm phán này tuyên bố là nếu “mô
hình” của giới dân chủ tiếp tục được thực hiện, nó sẽ gây tê liệt hoạt động của
nhà nước và tạo ra tình trạng bất ổn chính trị ở Hồng Kông.
Theo tổ chức Giám sát Nhân quyền, phán
quyết của tòa án đã coi thường các nguyên tắc pháp quyền và tiến trình dân chủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxrr53wlreqo
4/ TRUNG CỘNG GIẬN DỮ VỀ VIỆC MỸ
TRIỂN KHAI PHI ĐẠN Ở PHILIPPINES
Bộ quốc phòng Trung Cộng vào hôm qua 30/5 đã giận dữ lên án
việc triển khai hệ thống phi đạn tầm trung của Mỹ ở miền bắc Philippines trong
cuộc tập trận quân sự hồi tháng 4, với cáo buộc là “mang đến nguy cơ chiến
tranh rất lớn cho khu vực”.
Phát ngôn nhân bộ quốc phòng Ngô Khiêm nói trong một cuộc
họp báo ở Bắc Kinh là Trung Cộng vẫn hết sức cảnh giác và phản đối việc triển
khai phi đạn loại này. Họ Ngô cáo buộc là hành động này của Hoa Kỳ và
Philippines đã đặt toàn bộ khu vực vào nguy cơ chiến tranh.
Vào tháng trước, Hoa Kỳ cho biết họ đã triển khai hệ thống phi
đạn Typhon tới Philippines trong cuộc tập trận quân sự Balikatan. Một quan chức
quân sự Philippines cho biết là hệ thống này có thể bắn loại phi đạn Tomahawk
và SM-6.
Quân đội Philippines và Mỹ không khai hỏa hệ thống phi đạn
này trong cuộc tập trận, nhưng cho biết
hệ thống này được vận chuyển để kiểm tra tính khả thi của việc vận chuyển hệ
thống vũ khí bằng đường hàng không.
Cần biết cuộc tập trận thường niên năm nay có sự tham gia
của khoảng 16 ngàn binh sĩ Philippines và Mỹ. Một số nơi được tổ chức ở các đảo
phía bắc Philippines, gần Đài Loan, và ở vùng biển phía tây đối diện với Biển
Đông.
Cuộc tập trận khi đó đã khiến Trung Cộng khó chịu và lên
tiếng cảnh báo về sự mất ổn định khi các nước ngoài khu vực “phô trương sức
mạnh và gây ra đối đầu”.
Các quan chức Philippines và Mỹ cho biết cuộc tập trận nhằm
cải thiện khả năng tương tác giữa các lực lượng của họ và không nhằm vào bất kỳ
nước thứ ba nào.
No comments:
Post a Comment