Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1) VIỆT NAM PHẢN ĐỐI VIỆC TRUNG QUỐC CỬ TÀU BỆNH VIỆN ĐẾN HOÀNG SA
Việt Nam
vừa lên tiếng phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của nước này sau khi
Bắc Kinh điều tàu bệnh viện hải quân tới quần đảo Hoàng Sa nơi đang có tranh
chấp ở Biển Đông.
“Việt Nam
kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”,
trang VNExpress dẫn lời phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho
biết trong cuộc họp báo ngày 23/5, khi ông được hỏi về thông tin Trung Quốc
điều tàu bệnh viện tới Hoàng Sa.
Tàu bệnh viện Hữu Ái (Youai) thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu miền Nam của Quân đội
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần đây được cho là đã thực hiện chuyến hành
trình kéo dài 7 ngày để cung cấp dịch vụ khám và điều trị y tế cho các binh sĩ
Trung Quốc đồn trú trên một số thực thể của quần đảo Tây Sa, tên gọi của Trung
Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ông Việt cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động cản trở, xâm phạm
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.
Ông Việt lặp lai các tuyên bố rằng Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở
pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cũng hôm
23/5, khi được hỏi về thông tin Trung Quốc ban hành quy định cho phép lực lượng
hải cảnh nước này “bắt người nước ngoài bị nghi xâm phạm biên giới” trên biển,
ông Việt cho biết “Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng biển, cũng như lợi ích
chính đáng của công dân Việt Nam phù hợp với UNCLOS 1982 và luật pháp của Việt
Nam”.
Trung Quốc gần đây cho phép hải cảnh nước này bắt giữ người nước ngoài vượt biên trái phép tới 30 ngày mà không cần xét xử, thậm chí là 60 ngày trong những trường hợp phức tạp hơn.
2) CHÁY
LỚN Ở HÀ NỘI, 14 NGƯỜI TỬ VONG
Thêm một vụ cháy thảm khốc nữa vừa xảy ra ở một khu dân cư ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội, khiến cho 14 người chết và 3 người bị thương, báo chí trong nước đưa tin, một lần nữa làm dấy lên quan ngại về những khu nhà trọ đông đúc, thiếu an toàn ở các thành phố lớn ở Việt Nam.
Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng ngày 24/5 khi mọi người đang ngủ ở hai ngôi nhà nằm sâu 200 mét trong ngõ nhỏ số 119 phố Trung Kính, Quận Cầu Giấy, trang mạng VnExpress cho biết.
Trang mạng này cho biết căn nhà phát ra đám cháy là nhà ở đơn lẻ nhưng được chủ nhà mở dịch vụ cho thuê và sửa chữa xe máy điện, xe đạp điện ở tầng dưới. Bên cạnh căn nhà này là nhà trọ cho thuê cao 3 tầng với 12 phòng. Tờ Tuổi Trẻ cho biết gia đình gia chủ có 7 người và căn nhà trọ có 17 người đang thuê ở.
Giữa hai căn nhà là khoảng sân để xe máy, xe máy điện và
xe đạp điện. Ngọn lửa bùng phát vào lúc 00h30 ‘từ khu vực để xe máy, xe đạp
điện ở tầng 1 của chủ nhà, sau đó lan ra căn nhà trọ sát bên’, theo VnExpress.
3) BỊ CẤM XUẤT CẢNH VÌ
NỢ THUẾ: CẦN PHẢI CÓ QUY ĐỊNH RÕ RÀNG
Chủ tịch kiêm Giám đốc một Công ty
trong lĩnh vực hóa chất hôm 18/5/2024 bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
gần một triệu đồng. Ngoài người này, trong thông báo gửi Cục Quản lý xuất cảnh,
Bộ Công an, Chi cục Quan thuế cảng Sài Gòn khu vực IV, Cục Thuế thành Hồ cũng
đề nghị tạm hoãn xuất cảnh với một số đại diện doanh nghiệp nợ thuế từ vài chục
đến hàng trăm triệu đồng.
Thông tin trên, theo truyền thông Nhà
nước, đã khiến nhiều người dân tỏ ra lo lắng. Rất nhiều người kinh doanh mua
bán cần ra nước ngoài lấy hàng, hoặc đi công tác, hội họp ký hợp đồng... Mua vé
máy bay đặt lịch mọi thứ, bỗng dưng tới sân bay thì mới biết mình bị cấm xuất
cảnh thì thiệt hại rất nặng nề.” “Vì dân không làm ăn với quốc tế được thì tiền
đâu đóng thuế và duy trì bộ máy hành chính”.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh thì “Hiện
nay, quả là cơ quan thuế có quyền ban hành văn bản ngăn chặn hoặc cấm xuất cảnh
đối với công dân hoặc đại điện doanh nghiệp đang nợ thuế. Căn cứ pháp lý của
điều này quy định theo Luật Xuất Nhập Cảnh. Điều đáng nói của quy định này khi
chúng không nêu về mức độ nợ thuế để áp dụng đã có thể đưa đến hậu quả lạm dụng
tràn lan để cấm xuất cảnh công dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth.
4) VIỆT NAM TÌM MUA VŨ
KHÍ TỪ PHƯƠNG TÂY ĐỂ GIẢM PHỤ THUỘC VÀO NGA
Sau khi Nga mở cuộc chiến tại Ukraine,
Việt Nam dường như đang nỗ lực đa dạng hóa kho vũ khí của mình, thông qua việc mua
vũ khí từ Mỹ, Israel, châu Âu và gần đây là Nam Hàn.
Dù vẫn tích cực đàm phán với “người
bạn lâu năm” Nga về một thỏa thuận cung ứng vũ khí mới, hành động mới của Hà
Nội là lên kế hoạch mua pháo tự hành Hanwha K9 của Nam Hàn để trang bị cho quân
đội.
Tạp chí quốc phòng toàn cầu Janes cho
biết Việt Nam được cho là sẽ mua 108 khẩu pháo K9 Thunder với cỡ nòng 155mm
theo tiêu chuẩn NATO, thay cho các loại pháo có tuổi đời hàng chục năm dùng đạn
152mm từ thời Liên Xô.
Trước đó, vào tháng 9/2023, có thông
tin Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về một thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch
sử giữa hai cựu thù, với chiến đấu cơ F-16 là loại vũ khí chính được chuyển
giao.
Từ Seoul, Tiến sĩ Yang Uk ở Viện
nghiên cứu chính sách Asan nói rằng việc Hà Nội tìm kiếm những nguồn cung cấp
vũ khí ngoài Moscow “không thể là tạm thời”. “Vì khả năng sản xuất của Nga có
hạn và họ phải sử dụng cho cuộc chiến ở Ukraine. Nga hiện tại thậm chí còn phải
nhập cảng vũ khí từ Bắc Hàn, nên Việt Nam không thể chỉ dựa vào Nga,” ông giải
thích.
Giáo sư Alexander L Vuving, Trung tâm
nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye của Hoa Kỳ, cho rằng
trong 10-20 năm tới, Việt Nam sẽ phải có được những vũ khí tương đối hiện đại,
và nhiều loại trong số đó sẽ phải là từ các nước phương Tây chứ không thể đơn
thuần là từ Nga được.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2xx7j38z0xo.
No comments:
Post a Comment