Tuy là hàng nhái của Trung Cộng, nhưng chiến dịch đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh rằng tham nhũng tại VN tệ hại gấp 10 lần tham nhũng tại TQ và hậu quả của chiến dịch này làm kinh tế VN ngày càng lệ thuộc vào TQ hơn.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Shuli Ren - Trúc Lam dịch/Tiếng Dân với tựa đề: “Chiến dịch “đốt lò” biến Việt Nam thành một tỉnh nữa của Trung Quốc” sẽ được Miên Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Tác giả: Shuli Ren
Trúc Lam chuyển ngữ
Công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam mà Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng ví như chuyện “đốt lò”, hiện đang nóng lên.
Chỉ riêng năm nay, hai trong số bốn trụ cột quyền lực, gồm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước, đã rời bỏ chức vụ của mình giữa những cáo buộc tham nhũng. Tháng trước, Trương Mỹ Lan, một bà trùm bất động sản và là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, đã bị kết án tử hình vì vai trò của bà trong vụ lừa đảo trị giá 12 tỷ Mỹ kim, liên quan đến Ngân hàng Thương mại Sài Gòn, một trong những ngân hàng cho vay lớn nhất nước. Ngoài ra còn có 85 người khác bị kết án với các tội danh từ hối lộ đến lạm dụng quyền lực.
Hiện các nhà đầu tư lo ngại rằng, Việt Nam, đất nước ở vị trí hoàn hảo để hưởng lợi từ sự cạnh tranh Mỹ-Trung, không ổn định về mặt chính trị. Với khoảng trống quyền lực ở Hà Nội ngày càng lớn, không rõ ai sẽ nắm giữ chức vụ người đứng đầu. Ông Trọng hiện đã 80 tuổi, sức khỏe yếu, được cho là sẽ rời bỏ chức vụ này tại Đại hội Đảng kế tiếp vào tháng 1 năm 2026.
Tuy nhiên, điều rõ ràng là chiến dịch chống
tham nhũng này đang đưa sự thịnh vượng kinh tế đến gần biên giới Trung Quốc
hơn, đồng thời khiến thành phố Hồ Chí Minh, cho đến gần đây là trung tâm thương
mại của đất nước, chìm trong cát bụi. Với tốc độ này, chỉ có miền Bắc Việt Nam
mới có thể phát huy hết tiềm năng của mình – mà miền Nam phải chịu thiệt thòi.
Khi các nhà sản xuất toàn cầu đa dạng
hóa chuỗi cung ứng của họ, tiền đã đổ về khu vực phía Bắc, xung quanh thủ đô Hà
Nội và cảng phía Đông Hải Phòng. Quảng Ninh, tỉnh ven biển phía đông bắc, nơi
có điểm nóng du lịch và Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long, là tỉnh nhận đầu tư trực
tiếp nước ngoài lớn nhất trong năm ngoái. Autoliv Inc., công ty sản xuất hệ thống
an toàn ô tô Thụy Điển đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 160 triệu
USD ở đó, cũng như nhà cung cấp ô tô Boltun Corp. có trụ sở tại Đài Loan, chỉ
là một số tên có thể kể ra.
Vấn đề là, cơ sở hạ tầng mà các nhà sản xuất điện thoại thông minh và xe điện cần cho các nhà máy lớn của họ. Việt Nam, mảnh đất dài và cong hình chữ S, vẫn dựa vào những con đường có thể hẹp và gập ghềnh, tắc nghẽn giao thông, đối với hầu hết hoạt động vận tải hàng hóa. Việt Nam bị xếp thứ 43 về Chỉ số Hiệu quả Logistics mới nhất của Ngân hàng Thế giới, giảm từ vị trí thứ 39 hồi năm 2018, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng
bị một tác dụng phụ đáng tiếc, đó là việc mua sắm công cho các dự án cơ sở hạ tầng
bị đình trệ. Các quan chức quá sợ hãi để đưa ra bất kỳ quyết định nào vì sợ
kích động vụ bê bối và trừng phạt. Trong 4 tháng đầu năm nay, Chính phủ chỉ giải
ngân được 15% kế hoạch cho đầu tư công. Đối với người nước ngoài, ví dụ rõ ràng
và đáng thất vọng nhất là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được nhiều người mong đợi
của Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu xây dựng hồi năm 2012 và dự kiến hoàn
thành năm 2018, đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Điều này khiến Quảng Ninh càng trở nên hấp dẫn hơn. Có lẽ cho thấy sự thiên vị của chính trị gia hàng đầu – ông Trọng lớn lên ở Hà Nội – chính phủ đã chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng gần thủ đô. Cảng nước sâu mới ở Hải Phòng và Đường cao tốc 04 nối với Hà Nội bắt đầu hoạt động năm 2018. Việc khai trương Đường cao tốc 06 hồi năm 2022 nối Hải Phòng với thành phố Móng Cái gần biên giới Trung Quốc, cũng mang lại cho khu vực này một luồng gió đáng kể.
Các nhà sản xuất toàn cầu đang mở nhà
máy gần Hà Nội do việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và sự gần gũi với Trung Quốc
đại lục:
Lợi thế về địa lý của tỉnh Quảng Ninh được
thể hiện đầy đủ, đặc biệt nếu các nhà máy mới cần những thứ thiết yếu, chẳng hạn
như điện. Việc các nhà sản xuất nước ngoài đổ xô vào, nhu cầu sử dụng điện ngày
càng tăng cao. Nhưng hầu như không có quyết định nào về cơ sở hạ tầng năng lượng
được đưa ra kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu vào năm 2017, Gavekal
Research [một công ty nghiên cứu kinh tế] lưu ý.
Một năm trước, trong bối cảnh thiếu điện ngày càng trầm trọng do nắng nóng gắt, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận nhập khẩu điện từ tỉnh Quảng Tây lân cận của Trung Quốc. Loại giải pháp khẩn cấp này, [nếu không giải quyết sẽ dẫn đến việc ngưng sản xuất] sẽ không thể thực hiện được nếu một nhà máy được xây dựng ở phía Nam. Việt Nam là nước nhập khẩu ròng năng lượng kể từ năm 2015.
Bản án tử hình của bà Lan đã gây ra một
số bất bình trong giới doanh nhân. Là người gốc Sài Gòn và gốc Hoa, bà Lan sở hữu
nhiều danh mục bất động sản trong thành phố. Chồng bà, ông Eric Chu, một ông
trùm bất động sản Hồng Kông, đã bán tháo [bất động sản] hồi năm ngoái khi bà
Lan bị bắt. Các công ty của bà nằm trong số những doanh nghiệp tư nhân lớn đầu
tiên lọt vào tầm ngắm của chính phủ, cho thấy Hà Nội sẵn sàng đưa chiến dịch [đốt
lò] vượt ra ngoài tầm của nó. Sau khi trải qua các cuộc đàn áp ở Trung Quốc,
các doanh nhân Trung Quốc muốn vào Việt Nam [làm ăn], một lý do là nó phù hợp với
lợi ích của giới tinh hoa chính trị, điều này dường như không thuộc về phía
Nam.
Ở nhiều nước đang phát triển, một chút tham nhũng có thể bôi trơn bánh xe thương mại, và nếu không có tham nhũng sẽ cản trở sự tiến bộ. Hà Nội có thể muốn thực hiện chính sách “ngoại giao cây tre” và có nhiều bạn hơn kẻ thù, khi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng hoạt động chính trị nội bộ của nước này chỉ đang biến phần phía bắc của đất nước thành một tỉnh trên thực tế của Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment