Trong vòng 3 năm tại VN đã có khoảng 100 cán bộ cao cấp của đảng cộng sản bị kỷ luật, trong đó có tới 6 ủy viên Bộ Chính trị gồm: Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Tuấn Anh, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Trương Thị Mai. Trong bối cảnh “tình hình chính trị VN bất ổn” và để chấp vá, Hội nghị lần thứ 9 (khóa XIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã họp khẩn cấp từ ngày 16/5 đến 18/5/2024, đưa ra quyết định quan trọng về các vị trí lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Nhà nước để Quốc Hội thông qua.
Mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa đề “Đảng CSVN thất
bại về
thành phần lãnh đạo” qua giọng đọc của Hướng
Dương để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Thưa quý thính giả
Để giải quyết tình trạng bất ổn của “Cơn địa chấn chính trị tại VN”, Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN bế mạc sáng ngày 18/5/2024, với kết quả là Đại tướng Tô Lâm, Bộ
trưởng Bộ Công an được đề cử giữ chức vụ Chủ tịch Nước và ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ
tịch thường trực Quốc Hội, được giới thiệu làm Chủ
tịch Quốc Hội.
Hôm thứ
Hai, ngày 20/5/2024 với 475/475 phiếu đại biểu, Quốc Hội thông qua nghị quyết bầu
ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc Hội khóa 15 (nhiệm kỳ 2021-2026). Đến
thứ Tư, ngày 22/5/2024, 472/473 đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành ông Tô
Lâm giữ chức Chủ tịch Nước.
Tưởng cần nhắc lại, chỉ trong vòng 16 tháng có tới 2 Chủ tịch Nước và 1 Chủ tịch Quốc Hội bị mất chức:
-Nguyễn Xuân Phúc mất chức Chủ tịch Nước ngày 18/1/2023.
-Võ Văn Thưởng mất
chức Chủ tịch Nước ngày
21/3/2024.
-Vương
Đình Huệ mất chức Chủ tịch Quốc Hội ngày 2/5/2024.
Sự ra
đi của 3 nhân sự lãnh đạo này đã làm cho giới đầu tư nước ngoài e ngại, và nó
gây ảnh hưởng tồi tệ hơn trong lúc nền kinh tế VN đang bị suy thoái.
Theo các nhà quan sát chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, người nắm quyền lực đã loại bỏ Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai. Cả 3 người
đều là những ứng viên có tiềm năng làm Tổng bí thư đều bị
đưa vào “lò đốt”.
Theo
quy định, đảng CSVN chọn nhân sự lãnh đạo trước, rồi Quốc Hội bù nhìn chỉ làm thủ tục bỏ phiếu hoặc phê chuẩn sau. Do đó, chức vụ Chủ tịch Quốc Hội cho Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Nước cho Tô
Lâm đã được Quốc Hội thông qua.
Tô Lâm
sinh ngày 10/7/1957 tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là Ủy viên Bộ Chính trị
khóa XII, XIII, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII, Đại biểu Quốc Hội
khóa XIV, XV, giữ chức Bộ trưởng Công an từ
tháng 4 năm 2016.
Mặc dù Chủ tịch Nước được
cho là mang tính lễ nghi trong việc liên hệ và tạo niềm tin với các nhà lãnh đạo
quốc tế, nhưng đối với Tô Lâm thì đây là “bậc thang” để leo lên chức Tổng bí
thư ,vì các
đời Tổng bí thư gần đây đều
xuất thân từ các vị trí “tứ trụ” hoặc Thường trực Ban bí thư.
Theo Quy định 214 QĐ/TƯ của Bộ chính trị, đảng viên phải có 1 nhiệm kỳ trong Bộ
chính trị mới đạt tiêu chuẩn trong chức danh “tứ trụ”. Chức danh “tứ trụ”
gồm: Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng. Và Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định rằng: “Chủ tịch nước và Chủ tịch
Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội”.
Tiếp ngay sau việc miễn nhiệm Tô Lâm khỏi chức vụ Bộ trưởng
Bộ Công An, Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 439 trong
chiều ngày 22 tháng 5, chỉ định Thượng tướng Công an Trần Quốc Tỏ điều hành tạm
thời hoạt động của Bộ Công An cho đến khi có quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ
Công an chính thức. Ông Tỏ là Ủy viên Trung ương đảng, Phó bí thư Đảng ủy Công
an Trung ương và là Thứ trưởng Bộ Công An. Sự kiện Bộ Chính Trị cũng như Ban Chấp
Hành Trung ương đảng CSVN chưa thể chọn ngay Bộ trưởng Bộ Công an thay thế Tô
Lâm cho thấy việc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng vẫn còn gay gắt, chưa
có kết quả thắng thua. Cần biết, Bộ trưởng Bộ Công an là kẻ nắm hồ sơ an ninh của
tất cả đảng viên, vì vậy phe phái nào chiếm được chiếc ghế này tức là chiếm được
thế thượng phong trong cuộc chay đua quyền lực tại Ba Đình.
Còn việc
Ban chấp hành Trung ương Đảng đưa ông
Trần Thanh Mẫn lên vị trí Chủ tịch Quốc Hội là để yên
lòng dân, để cho thấy người miền Nam cũng có mặt trong “tứ trụ”, vì đảng CS
đang lo ngại người miền Nam nổi lên chống đối, do quá nhiều cán bộ miền Nam bị
cho “ra rìa”, hoặc bị đưa vào “lò đốt” của ông Trọng.
Qua các
sự kiện vừa nêu, chứng tỏ đảng CSVN đã thất
bại về nhân sự lãnh đạo. Dù vậy, ngày nào đảng CSVN còn cai trị đất nước thì người dân sẽ phải sống nô lệ trong thời Bắc Thuộc mới! Muốn thoát Trung
chỉ có một cách, là trong tình hình chính trị VN bất ổn hiện nay, người dân đồng
loạt vùng lên giải trừ chế độ độc tài phản dân hại nước.
Xin cám ơn quý thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
No comments:
Post a Comment