Cuộc chiến cung đình CSVN tuy khốc liệt, nhưng dù phe phái Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng hay Phạm Minh Chính thắng thế, thì chỉ có dân đen Việt Nam là nạn nhân thật sự của thế hỗn chiến này mà thôi.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Trần Đông A/ VOA Blog với tựa đề: “Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Trần Đông A/VOA Blog
Nếu trường hợp Quốc hội sẽ phê chuẩn Phan Đình Trạc làm Bộ trưởng Công an thì ‘chung kết’ giữa Đình Trạc, Tô Lâm và Minh Chính sẽ kịch chiến. ‘Tấn trò đời’ (La Comédie Humaine) từ ĐCSVN sẽ có nhiều tập hay hơn của Balzac.
Sáng 22/5/2024, Đại tướng Công an Tô Lâm
đã tuyên thệ để trở thành Chủ tịch nước (CTN) mới của Việt Nam. Ông Lâm cam kết
sẽ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của CTN đã được Hiến định.
Đáng chú ý là buổi lễ tại Quốc hội có sự tham dự của đầy đủ các lãnh đạo hàng đầu
của Việt Nam, nhưng lại vắng mặt Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng vốn theo
thông lệ trước giờ đều phải có mặt tại những buổi lễ như thế này, đồng thời
cũng không có cả sự hiện diện của cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng để chúc mừng
người kế nhiệm. Sau khi bầu ông Lâm làm CTN, Quốc hội (QH) đã xúc tiến quy
trình miễn nhiệm chức Bộ trưởng Công an (BTCA) cũng trong buổi sáng cùng ngày.
Sáng 22/5, Thượng tướng – Thứ trưởng Công
an Trần Quốc Tỏ đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công điều hành hoạt động
của BCA cho đến khi ‘cấp có thẩm quyền’ – tức Bộ Chính Trị, kiện toàn chức danh
BTCA. Chỉ có thể giải thích sự ‘lật kèo’ này bằng quyết định trong cuộc họp của
lãnh đạo chủ chốt nói trên. Ở đây mới thấy hết ‘tài thao lược’ của TBT Nguyễn
Phú Trọng. Khi BCT đã ‘trám’ được 4/6 ghế trống trong cơ quan quyền lực cao nhất
nước, tức BCT đã có 14 thành viên, lại hầu hết là người bên Đảng, đủ để thay đổi
tương quan lực lượng trong BCT, nên đã ‘thuyết phục’ được ông Tô Lâm ‘buông ghế’
BTCA! Trong tay ‘Cơ quan có thẩm quyền’ có Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn
Hòa Bình. Tất cả đều là Ủy viên BCT, đã từng lãnh đạo ngành, địa phương và đều
đang là đại biểu Quốc hội, 100% đạt tiêu chuẩn BTCA, nhưng phía ông Tô Lâm chưa
chịu buông. Trong khi đó, các Thứ trưởng của Tô Đại tướng lại ‘còn non xanh’,
tuy đều Ủy viên trung ương nhưng chưa tròn một khóa, lại không phải là đại biểu
QH, thì rõ ràng đã không thể ‘trám vào’ một trong hai ghế trống của BCT như ý
muốn của Tô Đại tướng trước khi chấp nhận rời BCA.
Trước khi ông Tô Lâm chính thức trở thành
CTN, Tiến sĩ Bill Hayton đã viết trên trang web của Chatham House, Viện nghiên
cứu Quốc tế Hoàng gia Anh quốc rằng, Việt Nam sẽ ngày càng tô đậm ấn tượng về một
‘nhà nước công an trị’. ‘Tứ Trụ’ giờ đây quy tụ hai người đi lên từ ngành công
an là CTN Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tính cả các nhân vật khác như
các ông Trạc, Tú và Bình thì Bộ Chính trị có năm nhân vật xuất thân từ tướng tá
công an. Nếu tính thêm hai ông Đại tướng (Giang và Cường) và một Thượng tướng
(Nghĩa) có gốc gác quân đội thì BCT có tám Ủy viên là từ các lực lượng vũ
trang. Tám trên mười sáu, đúng 50%. Bốn nhân vật vừa bổ sung chủ yếu cũng lại
là người làm công tác Đảng, trừ Lê Minh Hưng có chuyên môn về Ngân hàng. Nhưng
có lẽ ông Hưng giờ đây chẳng muốn ai nhắc lại thời ông làm Thống đốc Ngân hàng,
vì đó là những năm tỷ phú Trương Mỹ Lan ‘tác oai tác quái’ trên địa bàn của ông
như chỗ không người. Cũng chưa ai chất vấn ông về ‘trách nhiệm người đứng đầu’
từ ngày ông về đầu quân làm Trợ lý cho TBT.
Với một thể chế mà đội ngũ “tinh hoa” gồm những thành phần ‘ưu việt’ như trên thì không có gì lạ là những ngày qua, khối ngoại đã bán ròng hơn 5.000 tỷ VND. Nếu tính từ đầu năm đến nay, nhóm này bán ròng 25.000 tỷ VND tương đương với gần 1 tỷ USD, vượt cả giá trị bán ròng trong suốt cả năm 2023. Bên cạnh việc vốn ngoại ồ ạt rút khỏi sàn chứng khoán, Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính. Thông tin này từ lá thư do người đứng đầu Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, kèm theo chữ ký của 18 Đại sứ, trong đó có Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Hà Nội. Trong một diễn biến liên quan, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái hôm 20/5 đã thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng và cho biết chính phủ sẽ cố gắng duy trì các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, dù sản xuất công nghiệp phục hồi chậm. Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và nặng nề hơn.
Với những thách thức kể trên, thể chế lạc
lõng của Việt Nam vẫn chưa đến điểm tới hạn. Mặc dầu có nhiều dự báo bi quan,
nhưng với một thể chế lấy ‘thành tích’ bạo lực và đàn áp dân chúng làm tiêu chí
duy nhất để ‘ổn định xã hội’, thể chế đó vẫn còn không gian tồn tại trong một
thời gian dài. Dân chúng tuy đã chán ngấy dàn lãnh đạo hiện nay, nhưng tâm lý
chung là vẫn là nhẫn nhịn và cam chịu. Chế độ toàn trị không chỉ diệt hết mọi
tư duy sáng tạo, mà còn triệt tiêu tất cả mầm mống phản biện và đổi mới trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Cả xã hội hầu hư nghẹt thở và lay lắt với
những nỗi lo cơm áo. Trình độ cả dân lẫn quan không khá hơn thời kỳ cụ Phan Chu
Trinh kêu gọi ‘Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh’ cách đây trăm năm.
Phải nhìn thẳng vào sự thật như thế để tránh mọi ảo tưởng! Đừng thấy lãnh đạo
đánh nhau trên thượng tầng mà ngộ nhận rằng, đất nước đứng trước bước ngoặt.
Các cuộc tiến hóa không từ trên trời rơi xuống, nó phải từ người dân đi lên. Chừng
nào người dân còn thái độ cam chịu, thì không có lý do gì để hy vọng vào bước
ngoặt hay sự chuyển đổi hệ thống một cách ngoạn mục.
No comments:
Post a Comment