Kính thưa quí thính giả, sau đây phóng viên Bảo Trân và Hướng Dương sẽ điểm lại những sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong tuần qua
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương và quý thính giả, nhà tù VN đã vi phạm nhân quyền trầm trọng khi ngược đãi một TNLT của chúng ta chỉ vì anh nhờ thân nhân chuyển giúp số điện thoại của một bạn tù khác. Anh có thể cho quý thính giả biết rõ hơn chuyện này không?
Hướng Dương: Vâng, thưa chị và quý thính giả, đám cai tù trại giam Xuân Phước
vừa xử phạt giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước sau khi ông nhờ vợ chuyển số điện
thoại của một bạn tù về cho gia đình.
Ông Phước 62 tuổi là cựu giảng viên âm nhạc của trường cao
đẳng sư phạm Đắc Lắc. Ông bị bắt vào ngày 8/9 năm 2022 với cáo buộc “tuyên
truyền chống phá chế độ”. Trong phiên tòa vào tháng 6 năm 2023, ông bị kết án 8
năm tù giam và bốn năm quản thúc. Sau khi bị tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo,
ông bị chuyển đi thọ án ở trại giam Xuân Phước, tỉnh Phú Yên.
Bà Lê Thị Hà, vợ ông Phước, nhận được thông báo từ phía
trại tù vào ngày 19/5 về việc xử phạt chồng mình. Theo thông báo ký ngày 10/5,
ông Phước vi phạm nội quy cơ sở giam giữ nhưng không nêu cụ thể hành vi vi
phạm. Thông báo cho biết ông bị giam tại buồng phạt giam từ ngày 10/5 đến ngày
20/5.
Bà Hà cho biết lý do chồng mình bị phạt có thể là do trong
buổi thăm gặp ngày 9/5 vừa qua, ông Phước có đưa cho vợ một mảnh giấy, trong đó
có một số điện thoại mà một người bạn tù muốn nhờ chuyển cho gia đình. Tuy
nhiên đám cai tù đã tịch thu ngay lúc đó.
Cựu giảng viên Đặng Đăng Phước là một trong hàng trăm nhà
đấu tranh đang bị giam cầm vì các hoạt động ôn hòa. Nhiều tổ chức quốc tế như
Ân xá Quốc tế và Giám sát Nhân quyền đã kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ cáo buộc và trả
tự do cho ông.
Trước khi bị bắt, ông lên tiếng đòi Việt Nam bảo đảm các
quyền dân sự và chính trị, bao gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt, lập hội,
hội họp và tôn giáo. Ông còn lên tiếng về môi trường như phản đối tập đoàn
Formosa đã gây ra thảm họa ô nhiễm biển nghiêm trọng vào năm 2016.
Bảo Trân: Thưa anh Hướng Dương, bạo quyền VN
đã có cái danh mỹ miều là “hèn với giặc, ác với dân!”. Nay mỹ danh ấy lại nặng
nề thêm qua thái độ mới nhất của cs VN đối với hoạt động của Trung cộng ở biển
Đông. Cách hành xử của bạo quyền VN đã ra sao trước sự việc này, thưa anh?
Hướng Dương: Vâng, sự
việc như thế này, Việt Nam vào hôm qua 23/5 đã lặp lại việc phản đối những hoạt
động của phía Trung Cộng tại Biển Đông mà Hà Nội cho là vi phạm chủ quyền của
Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên Hà Nội không đá động
gì tới các quy định về việc Trung Cộng sẽ bắt giữ người ở Biển Đông.
Cần biết là theo quy định mới mà Trung Cộng ban
hành vào hôm 15/5, bắt đầu có hiệu lực từ 15/ 6, cho phép lực lượng hải cảnh
Trung Cộng bắt giam 30 ngày, thậm chí đến 60 ngày, không qua xét xử người nào
bị cáo buộc là xâm phạm vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.
Phát ngôn nhân Đoàn Khắc Việt chỉ lặp lại quan
điểm là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử cũng như cơ sở pháp lý để khẳng
định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào ngày
22/5, Trung Cộng cho biết là hải quân Trung Cộng đưa một tàu bệnh viện đến các
thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa để kiểm tra sức khỏe và điều trị cho binh sĩ
của họ tại đó, ông Đoàn Khắc Việt cũng lặp lại quan điểm là Việt Nam kiên quyết
phản đối mọi hoạt động liên quan mà vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo
Hoàng Sa.
Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn
Biển Đông trong đường đứt khúc mà họ tự vạch ra. Đường này bị Philippines kiện
Trung Cộng ra tòa Trọng tài Thường trực
Quốc tế ở La Haye, và vào tháng 7 năm 2016, tòa này tuyên bố đường đứt khúc đó
không có giá trị cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử.
Bảo Trân: Thưa anh Hướng
Dương, trước tình trạng bi đát của giới lao động VN lại có thêm một quan chức
cố gắng cải cách luật lao động hiện nay nhưng đã bị bắt giữ. Vấn đề này xảy ra
như thế nào, xin anh cho quý thính giả rõ tường tận hơn.
Hướng Dương: Vâng, thưa chị và quý thính giả thêm một quan chức có những nỗ lực cải cách luật lao động
Việt Nam để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã bị bắt giữ với cáo buộc "cố
ý làm lộ bí mật nhà nước" trong khi quốc hội nước này đang bầu thêm hai chức
danh lãnh đạo mới.
Trong thông cáo
báo chí vào hôm 20/5, tổ chức Dự án 88 (Project 88) dẫn nguồn tin riêng cho hay
là ông Vũ Minh Tiến, trưởng ban chính sách và pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam và là một người ủng hộ quyền của công nhân, đã bị bắt giữ.
Tổ chức phi chính
phủ tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tiết lộ, lần cuối cùng người ta nhìn thấy
ông Tiến trước công chúng là vào ngày 21/3 tại một buổi hội thảo ở Sài Gòn. Cho
đến nay, bộ công an hoàn toàn im lặng về vụ này.
Vụ bắt giữ ông
Tiến diễn ra không lâu sau khi bộ công an bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình, vụ
trưởng vụ pháp chế của bộ lao động cùng với cáo buộc "cố ý làm lộ bí mật
nhà nước". Dự án 88 khẳng định trong thông cáo là vụ bắt giữ hai ông Tiến
và Bình cho thấy mệnh lệnh của chỉ thị 24 đang được nhà nước thực hiện.
Trước khi được bổ
nhiệm làm trưởng ban chính sách pháp luật của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
vào tháng 11 năm ngoái, Tiến sĩ Vũ Minh Tiến làm viện trưởng viện Công nhân và
Công đoàn từ năm 2018.
Bảo Trân: Bảo
Trân xin cảm ơn anh Hướng Dương đã giúp cho biết rõ thêm những tin VN quan trọng
trong tuần qua. Kính chúc quý thính giả luôn được mạnh khỏe, an lành.
No comments:
Post a Comment