Nguyên nhân chính khiến phần lớn dân ở Nghệ An – Hà Tĩnh phải
bỏ nước ra đi để nhận cái chết thảm thương hiện nay là do việc CSVN cố
tình chọn Formosa dù biết rõ tai họa khủng khiếp mà nó sẽ mang đến cho
dân Việt… Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết của tác giả Trung Nguyễn với tựa đề: “Xác Nào Là Em Tôi”, sẽ được Bảo Trân trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.
Cả nước đang xôn xao về vụ 39 người chết trong xe container trên
đường nhập cư lậu vào nước Anh. Cảnh sát Anh đang điều tra nhưng có lẽ
xác suất rất cao là phần lớn, hoặc tất cả, những người chết đều là người
Việt Nam.
Họ đang trên đường đến một xứ sở mà công dân ở đó có thể thực hiện
những quyền con người căn bản đã được nêu ra trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ
và được ông Hồ Chí Minh nhắc lại trong Tuyên ngôn độc lập ngày
2/9/1945. Đó là các quyền “sống”, quyền “tự do”, và quyền “mưu cầu hạnh
phúc”.
Người dân nước Anh đã thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số
trên chuyến container định mệnh ấy. Tôi cũng đọc được rất nhiều lời tiếc
thương và cầu nguyện cho các nạn nhân trên mạng xã hội Facebook. Hiện
tại chúng ta còn phải đợi cảnh sát Anh đưa ra kết luận điều tra cuối
cùng nhưng việc các gia đình Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Tĩnh, có con em
đang tìm cách nhập cư lậu vào Anh nhưng mất liên lạc với gia đình là có
thật. Tính đến chiều chủ nhật 27/10/2019, đã có 24 gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh báo cáo người thân mất tích ở châu Âu với nhà cầm quyền.
Báo VnExpress cho
biết trung bình mỗi gia đình phải bỏ ra gần một tỷ đồng để có thể nhập
cư lậu vào nước Anh. Cái giá bằng tiền rất lớn và có nguy cơ mất trắng
nếu bị bắt, thậm chí mất cả mạng sống, nhưng nhiều gia đình vẫn quyết
định mạo hiểm ra đi. Tất nhiên là họ phải cầm cố sổ đỏ để có thể vay
được tiền với hi vọng con cái đi làm ở châu Âu sẽ gửi tiền về trả được
nợ và thoát nghèo.
Hậu quả của việc chọn Formosa
Tôi có một số bạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh phải đi xuất khẩu lao động ở
nhiều nước. Các bạn ấy tâm sự với tôi là, kể từ sau thảm họa Formosa,
kinh tế Hà Tĩnh, Nghệ An đi xuống nghiêm trọng và các bạn ấy không còn
cách nào khác phải rời quê đi kiếm việc làm ở nơi khác. Một số chọn vào
Sài Gòn, một số chọn sang Lào, Campuchia, Nga và một số tìm cách đi được
những nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và tất nhiên có châu
Âu, trong đó có nước Anh.
Ở đây, chúng ta thấy chính sách chạy theo tăng trưởng GDP bằng mọi
giá, bất chấp ô nhiễm môi trường của đảng cộng sản Việt Nam đã khiến
kinh tế có vẻ tăng trưởng nhưng thật ra thiệt hại kinh tế – xã hội lớn
hơn rất nhiều. Cái lợi về kinh tế nếu có thì chỉ rơi vào tay thiểu số
các tập đoàn tư bản nước ngoài và các quan chức tất nhiên cũng được
hưởng lợi từ việc báo cáo tăng trưởng GDP của tỉnh nhà, chưa kể những
khoản hối lộ, lại quả.
Chu Xuân Phàm, đại diện Formosa, đã từng xấc xược tuyên bố: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được”.
Tức là bản thân Formosa và nhà cầm quyền Việt Nam khi quyết định xây
nhà máy ở Hà Tĩnh đã biết rõ hậu quả tai hại mà nó sẽ gây ra cho người
dân Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh thành khác gần Hà Tĩnh nói chung.
Hậu quả của việc nhà cầm quyền chọn Formosa thay vì tôm, cá, môi
trường là cái chết của những người Hà Tĩnh, Nghệ An,… trên những chuyến
đi đầy mạo hiểm ra nước ngoài. Mạng dân Việt rẻ hơn ngoại tệ và những
con số tăng trưởng GDP.
Trung Nguyễn
No comments:
Post a Comment