Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Nguyên Khải
1)3 gia đình được xác nhận có con chết trong xe tại Anh
Tối thứ bảy 2/11, đã có ít nhất 3 gia đình ở Hà Tĩnh nhận được điện thoại từ cảnh sát Anh thông báo cho biết con của họ nằm trong số 39 nạn nhân chết trên xe container đông lạnh vào ngày 23/10. Đó là gia đình của anh Nguyễn Đình Lượng, 20 tuổi, ở huyện Can Lộc; gia đình cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, cũng ở Can Lộc; và gia đình anh Võ Nhân Du, con ông Võ Nhân Quế. Trước đó, vào tối thứ sáu 1/11, cảnh sát hạt Essex, Anh quốc, cho biết tất cả 39 nạn nhân được tìm thấy trên xe đều là người Việt Nam. Hiện ở Hà Tĩnh có 10 gia đình và ở Nghệ An có 18 gia đình đã chính thức xác nhận con họ mất tích ở Anh.
2)Thượng Đỉnh 10 nước ASEAN khai mạc tại Bangkok, Thái Lan
Thứ bảy 2/11, Hội Nghị Thượng Đỉnh gồm 10 nước ASEAN lần thứ 35 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Nhiều vấn đề như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, kinh doanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và giáo dục sẽ được đưa ra thảo luận. Nhưng có 2 chủ đề nổi cộm nhất được bàn tới là việc đẩy mạnh hợp tác thương mại nhằm đối phó với tác hại từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và tình trạng căng thẳng tại Biển Đông, đặc biệt giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Ngay sau khi khai mạc, lãnh đạo các nước Đông Nam Á đã ký kết Bản ghi nhớ Hợp tác giữa ASEAN và Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) nhằm thúc đẩy sự phát triển của bóng đá trong khu vực. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đề nghị các nước Đông Nam Á phải gắn bó chặt chẽ với nhau để đối mặt với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Bản tuyên bố kết thúc Thượng Đỉnh ASEAN được dự trù là các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với căng thẳng thương mại đang gia tăng, tâm lý bảo hộ mậu dịch và chống việc toàn cầu hóa.
3)Việt-Trung đấu khẩu gay gắt trong hội nghị ASEAN
Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vào thứ Bảy 2/11, tranh cãi đã nổ ra gay gắt giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Phía Việt Nam đã yêu cầu đưa vào bản tuyên bố chung một cụm từ nói đến hành vi xâm lấn mới đây của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời đặt lại vấn đề tiến bộ của Bộ Quy Tắc Ứng Xử trong khi Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam. Nhưng phía Trung Quốc, thông qua đồng minh Cam Bốt, đã phản đối đề nghị này, và yêu cầu các nước ASEAN không được để cho Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử giữa toàn khối Đông Nam Á với Trung Quốc.
Thứ bảy 2/11, Hội Nghị Thượng Đỉnh gồm 10 nước ASEAN lần thứ 35 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Nhiều vấn đề như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, kinh doanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và giáo dục sẽ được đưa ra thảo luận. Nhưng có 2 chủ đề nổi cộm nhất được bàn tới là việc đẩy mạnh hợp tác thương mại nhằm đối phó với tác hại từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, và tình trạng căng thẳng tại Biển Đông, đặc biệt giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Ngay sau khi khai mạc, lãnh đạo các nước Đông Nam Á đã ký kết Bản ghi nhớ Hợp tác giữa ASEAN và Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) nhằm thúc đẩy sự phát triển của bóng đá trong khu vực. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đề nghị các nước Đông Nam Á phải gắn bó chặt chẽ với nhau để đối mặt với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Bản tuyên bố kết thúc Thượng Đỉnh ASEAN được dự trù là các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với căng thẳng thương mại đang gia tăng, tâm lý bảo hộ mậu dịch và chống việc toàn cầu hóa.
3)Việt-Trung đấu khẩu gay gắt trong hội nghị ASEAN
Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN vào thứ Bảy 2/11, tranh cãi đã nổ ra gay gắt giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Phía Việt Nam đã yêu cầu đưa vào bản tuyên bố chung một cụm từ nói đến hành vi xâm lấn mới đây của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời đặt lại vấn đề tiến bộ của Bộ Quy Tắc Ứng Xử trong khi Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam. Nhưng phía Trung Quốc, thông qua đồng minh Cam Bốt, đã phản đối đề nghị này, và yêu cầu các nước ASEAN không được để cho Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử giữa toàn khối Đông Nam Á với Trung Quốc.
4)Người biểu tình Hồng Kông tấn công trụ sở Tân Hoa Xã
Sáng thứ bảy 2/11, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người biểu tình Hồng Kông, đeo mặt nạ đen, đã xuống đường tuần hành vào khu phố mua sắm trung tâm của Hồng Kông. Đặc biệt lần này, đoàn biểu tình đã tấn công vào văn phòng Tân Hoa Xã, một hãng thông tấn của Trung Quốc tại Hồng Kông, đập vỡ các cửa sổ và cửa ra vào. Trong thời gian gần đây, người biểu tình Hồng Kông bắt đầu nhắm mục tiêu vào các ngân hàng và các doanh nghiệp được cho là có liên quan đến Hoa Lục.
Để đối phó với đoàn biểu tình, cảnh sát Hồng Kông đã dùng đến lựu đạn cay, xe vòi rồng. Phía biểu tình, nhiều người đã lập rào cản trên đường phố rồi phóng hỏa, một số trạm metro cũng bị phá hoại. Tình trạng bạo động trong cuộc biểu tình này có thể được liệt vào diện dữ dội nhất trong thời gian gần đây.
5)Nga giải thể một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín
Theo yêu cầu của Tư Pháp Nga, vào thứ Sáu 1/11 Tòa Án Tối Cao nước này đã ra lệnh giải thể hiệp hội mang tên «Phong trào vì Nhân quyền» với cáo buộc hiệp hội này nhiều lần vi phạm các thủ tục hành chính. Hiệp hội «Phong trào vì Nhân quyền» được thành lập năm 1997, có nhiều chi nhánh trên khắp nước Nga, là một trong các hiệp hội bảo vệ nhân quyền lâu đời và nổi tiếng nhất tại Nga, vốn rất được người dân tôn trọng, nhưng từ lâu nằm trong tầm ngắm của chính quyền.
Tuy nhiên, ông Lev Ponomarev, 78 tuổi, chủ tịch hiệp hội cho biết sẽ kháng cáo và đệ đơn kiện lên Tòa án Châu Âu về Nhân Quyền. Ông Ponomarev khẳng định phong trào vẫn sẽ tiếp tục sống và hoạt động.
6)Người dân Algeria biểu tình rầm rộ đòi cải cách
Thứ sáu 01/11, hơn 100.000 người Algeria đã đổ về thủ đô Alger và nhiều thành phố lớn khác để biểu tình đòi giới cầm quyền hiện nay phải ra đi, đồng thời yêu cầu quân đội chấm dứt can thiệp vào vấn đề chính trị. Cuộc biểu tình lần này có đông người tham dự hơn những cuộc xuống đường mỗi thứ Sáu trước đó. Mặc dù chính quyền đã ra thông báo về việc tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 12/12 sắp tới, nhưng không trấn an được lòng người dân.
Sáng thứ bảy 2/11, bất chấp lệnh cấm của cảnh sát, hàng ngàn người biểu tình Hồng Kông, đeo mặt nạ đen, đã xuống đường tuần hành vào khu phố mua sắm trung tâm của Hồng Kông. Đặc biệt lần này, đoàn biểu tình đã tấn công vào văn phòng Tân Hoa Xã, một hãng thông tấn của Trung Quốc tại Hồng Kông, đập vỡ các cửa sổ và cửa ra vào. Trong thời gian gần đây, người biểu tình Hồng Kông bắt đầu nhắm mục tiêu vào các ngân hàng và các doanh nghiệp được cho là có liên quan đến Hoa Lục.
Để đối phó với đoàn biểu tình, cảnh sát Hồng Kông đã dùng đến lựu đạn cay, xe vòi rồng. Phía biểu tình, nhiều người đã lập rào cản trên đường phố rồi phóng hỏa, một số trạm metro cũng bị phá hoại. Tình trạng bạo động trong cuộc biểu tình này có thể được liệt vào diện dữ dội nhất trong thời gian gần đây.
5)Nga giải thể một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín
Theo yêu cầu của Tư Pháp Nga, vào thứ Sáu 1/11 Tòa Án Tối Cao nước này đã ra lệnh giải thể hiệp hội mang tên «Phong trào vì Nhân quyền» với cáo buộc hiệp hội này nhiều lần vi phạm các thủ tục hành chính. Hiệp hội «Phong trào vì Nhân quyền» được thành lập năm 1997, có nhiều chi nhánh trên khắp nước Nga, là một trong các hiệp hội bảo vệ nhân quyền lâu đời và nổi tiếng nhất tại Nga, vốn rất được người dân tôn trọng, nhưng từ lâu nằm trong tầm ngắm của chính quyền.
Tuy nhiên, ông Lev Ponomarev, 78 tuổi, chủ tịch hiệp hội cho biết sẽ kháng cáo và đệ đơn kiện lên Tòa án Châu Âu về Nhân Quyền. Ông Ponomarev khẳng định phong trào vẫn sẽ tiếp tục sống và hoạt động.
6)Người dân Algeria biểu tình rầm rộ đòi cải cách
Thứ sáu 01/11, hơn 100.000 người Algeria đã đổ về thủ đô Alger và nhiều thành phố lớn khác để biểu tình đòi giới cầm quyền hiện nay phải ra đi, đồng thời yêu cầu quân đội chấm dứt can thiệp vào vấn đề chính trị. Cuộc biểu tình lần này có đông người tham dự hơn những cuộc xuống đường mỗi thứ Sáu trước đó. Mặc dù chính quyền đã ra thông báo về việc tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 12/12 sắp tới, nhưng không trấn an được lòng người dân.
7)Biểu tình bạo lực vẫn tiếp diễn tại Iraq
Tối thứ sáu 1/11, bất chấp lời hứa cải cách của chính quyền, người dân Iraq vẫn tiếp tục xuống đường và chiếm đóng quảng trường Tahrir ở thủ đô Baghdad để đòi hỏi “sự sụp đổ của chế độ”. Nhiều vụ xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra. Bạo động đã khiến một người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Kể từ ngày 01/10, nghĩa là trong chỉ một tháng qua, đã có 256 người chết trong các cuộc biểu tình bạo lực .
8)Quân đội Pháp phá hủy nơi trú ẩn của lực lượng Hồi giáo tại Iraq
Thứ sáu 01/11, Bộ Quân Lực Pháp ra thông cáo khẳng định đợt dội bom phá hủy nơi trú ẩn của lực lượng Hồi giáo Daech tại Irak diễn ra hôm thứ năm 31/10 là được tiến hành trong khuôn khổ chiến dịch «Chammal». Thông cáo trên nêu rõ rằng mục tiêu đợt dội bom này là đánh sập nhiều đoạn hầm được lực lượng Daech sử dụng để làm cơ sở cho các hoạt động của chúng, đồng thời phá hủy khả năng hậu cần cũng như quân sự của lực lượng này trong khu vực.
Tối thứ sáu 1/11, bất chấp lời hứa cải cách của chính quyền, người dân Iraq vẫn tiếp tục xuống đường và chiếm đóng quảng trường Tahrir ở thủ đô Baghdad để đòi hỏi “sự sụp đổ của chế độ”. Nhiều vụ xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra. Bạo động đã khiến một người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Kể từ ngày 01/10, nghĩa là trong chỉ một tháng qua, đã có 256 người chết trong các cuộc biểu tình bạo lực .
8)Quân đội Pháp phá hủy nơi trú ẩn của lực lượng Hồi giáo tại Iraq
Thứ sáu 01/11, Bộ Quân Lực Pháp ra thông cáo khẳng định đợt dội bom phá hủy nơi trú ẩn của lực lượng Hồi giáo Daech tại Irak diễn ra hôm thứ năm 31/10 là được tiến hành trong khuôn khổ chiến dịch «Chammal». Thông cáo trên nêu rõ rằng mục tiêu đợt dội bom này là đánh sập nhiều đoạn hầm được lực lượng Daech sử dụng để làm cơ sở cho các hoạt động của chúng, đồng thời phá hủy khả năng hậu cần cũng như quân sự của lực lượng này trong khu vực.
No comments:
Post a Comment