Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người
cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc
biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế
độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự
trình bày của Tâm Anh
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Hoa Kì Donald Trump đánh vào
Trung Cộng đã diễn ra sắp được 02 năm. Cho tới nay các biện pháp trừng
phạt Trung Cộng về thương mại vẫn tiếp tục có xu thế tăng cao và gây ra
nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Trung Cộng. Như chúng ta đã biết, bọn
chóp bu của các chính quyền độc tài giả cộng sản như Trung Cộng và Việt
Nam đều dựa vào tăng trưởng kinh tế để làm lí cớ biện minh cho quyền lực
độc tài của chúng. Vì vậy các thiệt hại kinh tế đối với Trung Cộng cũng
là những thiệt hại, đe dọa về chính trị cho bọn cầm quyền tại Bắc Kinh
và bọn chư hầu của chúng tại Việt Nam.
Ngày 7 tháng 10 vừa qua, Hoa Kì đã liệt 28 công ti và tổ chức của
Trung Cộng vào danh sách đen do liên quan tới các hoạt động vi phạm nhân
quyền tại vùng Tân Cương.
Như vậy, mục đích của cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald
Trump khởi xướng đã không chỉ giới hạn vào các mục tiêu thương mại, kinh
tế.
Để hình dung dễ dàng thiệt hại về kinh tế cho Trung Cộng, chúng ta có
thể xem thiệt hại của đại công ti Công nghệ số-Điện thoại thông minh
Hoa Vi (Huawei) làm ví dụ. Mãi tháng 05 năm 2019 Hoa Vi mới chính thức
bị Tổng thống Trump và Bộ Thương mại Mĩ đưa vào “danh sách đen”, nhưng
Hoa Vi gần đây đã tự thừa nhận bị thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với dự
đoán ban đầu. Chưa hết năm 2019, nhưng Hoa Vi đã tự công bố doanh số bán
hàng năm 2019 đã bị mất hơn 10 tỉ đô-la Mĩ do nằm trong “danh sách đen”
của Hoa Kì.
Năm 2019 mọi dự báo kinh tế cho Trung Cộng đều thể hiện một viễn cảnh
đen tối. Năm 2019 Trung Cộng đang phải chịu một sự tăng trưởng kinh tế
tuột dốc ở mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.
Tại Biển Đông, chúng ta cũng thấy các tàu hải quân Hoa Kì đã tăng
cường sự hiện diện thường xuyên và thách thức trực tiếp Trung Cộng tại
các vùng biển mà Trung Cộng ngang ngược tuyên bố thuộc chủ quyền của
chúng.
Tại Hồng Công, các cuộc biểu tình, chống đối chính quyền, đòi hỏi dân
chủ, tự do vẫn tiếp tục diễn ra với những hoạt động ngày càng có tổ
chức và quyết liệt hơn bất chấp các đe dọa của Bắc Kinh.
Đài Loan không chỉ tăng cường, củng cố sức mạnh quân sự bằng các hợp
đồng mua vũ khí tối tân của Mĩ mà còn công khai ủng hộ nhân dân Hồng
Công trong cuộc đối đầu với nhà cầm quyền thân Bắc Kinh.
Trong nội địa, nhân dân Trung Cộng cũng âm thầm bất mãn và chán ngán
chế độ, lo hãi cho tương lai của bản thân và con cháu. Theo một thăm dò
của tờ báo Le Monde uy tín tại Pháp, người ta dự tính có một nửa số
thanh niên tại Trung Cộng sinh sau năm 2000 cảm thấy rất bất an về tương
lai nếu chế độ chính trị vẫn duy trì như hiện nay.
Cuộc chiến thương mại do Hoa Kì nhằm vào Bắc Kinh chắc chắn còn tiếp
tục vì nhiều chính trị gia và học giả Hoa Kì từ lâu đã nhận định sự phát
triển của Trung Cộng là mối nguy cho an ninh và hòa bình không chỉ của
Mĩ mà của toàn thế giới. Sự phát triển của Trung Cộng trong những năm
qua chủ yếu dựa trên các biện pháp dối trá, phi nhân bản, không tuân thủ
các luật chơi có tính văn minh như quyền sở hữu trí tuệ, nguyên tắc
pháp trị, tôn trọng quyền con người. Theo một thăm dò của tờ báo Nhật
Nikkei, có đến gần 80% người được hỏi cho rằng cuộc chiến sẽ còn tiếp
tục ít nhất trong 5 năm tới; và hơn 50% người được hỏi tin rằng cuộc
chiến sẽ tiếp tục trong ít nhất 10 năm nữa. Hiện nay đã có 25% các công
ti Nhật chuẩn bị rời khỏi Trung Cộng để tránh những thiệt hại do cuộc
chiến thương mại gây ra. Nói cách khác, Trung Cộng sẽ phải đối mặt với
nhiều thiệt hại hơn về kinh tế trong những năm tới. Điều này cũng có
nghĩa, bọn chóp bu tại Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những biến cố khó
lường về chính trị một khi chúng không còn lấy tăng trưởng kinh tế làm
sự biện bạch cho sự độc tài của chúng.
Trước sức ép và cảnh báo của Hoa Kì-phương Tây, cho tới nay Tập Cận
Bình đã không dám dùng những biện pháp trấn áp mạnh để dập tắt biểu tình
tại Hồng Công ngay cả vào ngày kỉ niệm 70 năm thành lập đảng Trung
Cộng. Sự thận trọng, kìm chế ngoại lệ này của Tập là do Tập hiểu rằng
Tập đang ở trong một tình thế rất khó lường, một sơ suất nhỏ vào lúc
này, như việc thách thức phương Tây và Hoa Kì, có thể sẽ dẫn đến sự cáo
chung quyền lực của Tập và đảng cộng sản.
Thưa quí vị, quí bạn và anh chị em an ninh, quân nhân, bọn lãnh đạo
chóp bu luôn tuyên truyền và giáo huấn với anh chị em rằng Trung Cộng
rất mạnh, rất giàu, là chủ nợ của cả Mĩ và sẽ tiếm ngôi bá chủ về kinh
tế vượt qua Mĩ. Mỗi năm bọn chúng đều cho một số anh chị em sang Trung
Cộng để giao lưu, tham quan, học tập nhưng thực chất là nhằm úy lạo,
tuyên truyền cho anh chị em chúng ta tư tưởng thần phục Trung Cộng.
Đến hôm nay chúng ta đã thấy rõ quan thầy Bắc Kinh của bọn chóp bu lại đang lâm vào tình thế khó lường, tứ bề thọ địch. Năm 1990, khi quyết định sang Thành Đô để khấu đầu làm chư hầu cho Bắc Kinh, bọn cầm quyền chóp bu của đảng Hồ-Tàu đã có tính toán dựa vào Bắc Kinh để giữ quyền lực độc tôn cho đảng dù nước sẽ phải mất cho Tàu. Nhưng tình thế chính trị thế giới và những bức xúc ngày càng tăng của nhân dân ta đối với chính quyền “hèn với giặc Tàu, ác với dân Việt” đã cho thấy: chính con đường theo Tàu sẽ là con đường đưa bọn chóp bu bán nước tới hồi tiêu vong.
Đến hôm nay chúng ta đã thấy rõ quan thầy Bắc Kinh của bọn chóp bu lại đang lâm vào tình thế khó lường, tứ bề thọ địch. Năm 1990, khi quyết định sang Thành Đô để khấu đầu làm chư hầu cho Bắc Kinh, bọn cầm quyền chóp bu của đảng Hồ-Tàu đã có tính toán dựa vào Bắc Kinh để giữ quyền lực độc tôn cho đảng dù nước sẽ phải mất cho Tàu. Nhưng tình thế chính trị thế giới và những bức xúc ngày càng tăng của nhân dân ta đối với chính quyền “hèn với giặc Tàu, ác với dân Việt” đã cho thấy: chính con đường theo Tàu sẽ là con đường đưa bọn chóp bu bán nước tới hồi tiêu vong.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
03/11/2019
No comments:
Post a Comment