Nước ta quan tướng anh hùng,
Bách quan văn võ cũng không ai tày…
Kính thưa quý thính giả, đó là 2 câu thơ trong bài vè “Thất thủ kinh đô” đề cao một vị tướng có tấm lòng yêu nước nhiệt thành, dám từ bỏ vinh hoa phú quý để tận trung phò tá vua Hàm Nghi, viết chiếu “Cần Vương” kêu gọi sĩ phu yêu nước nổi lên chống thực dân Pháp … Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Phụ Chính Đại Thần Tôn Thất Thuyết” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Bách quan văn võ cũng không ai tày…
Kính thưa quý thính giả, đó là 2 câu thơ trong bài vè “Thất thủ kinh đô” đề cao một vị tướng có tấm lòng yêu nước nhiệt thành, dám từ bỏ vinh hoa phú quý để tận trung phò tá vua Hàm Nghi, viết chiếu “Cần Vương” kêu gọi sĩ phu yêu nước nổi lên chống thực dân Pháp … Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Phụ Chính Đại Thần Tôn Thất Thuyết” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 12/5/1839 tại làng Phú Mộng, cạnh kinh
thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, Huế. Ông là
con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu. Ông cũng là cháu
5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần, người được vua Gia Long truy
phong là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
Năm 30 tuổi, ông giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Đến tháng 7 năm 1870, được sung làm Biện lý bộ Hộ, sau đó lãnh chức Tán tương, giúp Quân vụ Đại thần Hoàng Tá Viêm “dẹp loạn” ở các tỉnh phía Bắc. Sau đó, thành tích của ông được ghi nhận như sau:
Năm 1870, chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên.
Năm 1872, cùng Trương Văn Để đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương.
Năm 1872, thắng giặc Khách ở Quảng Yên.
Năm 1873, phục binh tại Cầu Giấy, Hà Nội giết chết Đại úy Francis Garnier.
Năm 1874, cùng Hoàng Tá Viêm dẹp tan 2 cuộc nổi dậy của Trần Tuấn và Đặng Như Mai.
Năm 1875, dẹp loạn ở Cổ Loa, Đông Anh.
Năm 1875, bức hàng nhóm Dương Đình Tín ở Thái Nguyên.
Năm 1875, bắt sống tướng của quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh ở Thái Nguyên.
Năm 1872, được bổ làm Bố chính tỉnh Hải Dương.
Năm 1873, làm Tham tán Đại thần, Thị lang Bộ binh, rồi lên Tham tri Bộ binh.
Năm 1874, được phong là Hữu tham tri Bộ binh, Tuần Vũ tỉnh Sơn Tây.
Năm 1875, làm Tổng đốc Ninh-Thái kiêm Tổng chỉ huy quân ở Ninh-Thái và Lạng-Bằng.
Được bổ làm Hiệp đốc Quân vụ Đại thần.
Năm 1881, được phong chức Thượng thư Bộ binh.
Năm 1883, được cử vào Cơ Mật Viện.
Năm 1875, do kiến nghị của Pháp, vua Tự Đức thuyên chuyển ông làm việc nơi khác.
Năm 1883, vua Tự Đức truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, phong cho ông làm Đệ tam Phụ chính Đại thần để giúp cho Ưng Chân kế vị. Với chức vụ này, ông cùng Nguyễn Văn Tường phế bỏ Dục Đức, đưa Hiệp Hòa lên ngôi.
Năm 1883, được thăng chức Điện tiền Tướng quân, Hiệp biện Đại học sĩ, nhưng do ông phản đối Hiệp ước Harmand, nên bị Hiệp Hòa đổi sang làm Thượng thư Bộ Lễ, sau đó làm Thượng thư Bộ Lại.
Do không chấp nhận đầu hàng Pháp, ông tổ chức đảo chánh phế bỏ và bức Hiệp Hòa uống thuốc độc chết vào cuối tháng 11 năm 1883, Sau đó, ông lập con nuôi vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi và ông nắm giữ lại chức Thượng thư Bộ Binh.
Từ lúc về Huế dự triều chính, ông đã biến triều đình thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp. Nhưng vì yếu thế, ông phải chịu cay đắng khi Hiệp Hòa ký Hòa ước Quý Mùi năm 1883 và phải xuôi tay khi Kiến Phúc ký Hòa ước Giáp Thân năm 1884.
Sau cái chết của vua Kiến Phúc, đưa Hàm Nghi lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884 cũng là ý của ông nhằm hướng triều đình chống Pháp. Đến lúc này ông mới nắm được quyền lực, cố gắng đưa đất nước thoát khỏi quyền lực của Pháp nên ông trở thành đối tượng mà Pháp cần thanh toán.
Năm 1884, ông lập đội quân Phấn Nghĩa giao cho Trần Xuân Soạn chỉ huy để ứng phó khi hữu sự và ông đã ra lệnh tấn công trại lính và Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế vào đêm 4/7/1885, nhưng bị thất bại.
Sau thất bại này, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị hạ chiếu Cần Vương. Pháp liền treo giải thưởng 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu ông và thưởng 500 lạng bạc cho ai bắt được vua Hàm Nghi.
Sau khi giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ, ông giao quyền chỉ huy cho hai con trai, cùng với Trần Xuân Soạn và Ngụy Khắc Kiều tìm đường cầu viện, vượt Hà Tĩnh, qua Nghệ An, đến Thanh Hóa cùng em ruột Tôn Thất Hàm thảo luận kế hoạch khởi nghĩa và giao cho Trần Xuân Soạn ở lại lo phát triển phong trào.
Kế đến, ông đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước và ở lại đây đến ngày 22/4/1886. Tiếp theo, ông qua thượng lưu sông Mã đến châu Quan Hóa để gặp Tù trưởng người Mường là Hà Văn Mao và Tù trưởng người Thái tên Đèo Văn Trị. Kế đến ông lên đường đi Vân Nam và sau đó đến Quảng Đông vào tháng 2 năm 1887.
Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì Trương Quang Ngọc phản bội, 2 người con ông là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều bị giết chết.
Năm 1889, ông tổ chức nhiều hoạt động chống Pháp ở vùng Đông Triều trong 2 năm 1891 và 1892. Từ cuối năm 1892 đến 1895, ông thành lập nhiều toán quân vũ trang người Hoa và dân tộc thiểu số thường xuyên tấn công và gây thiệt hại cho quân Pháp.
Chiến tranh Trung – Nhật nổ ra, biên giới Việt – Hoa bị kiểm soát chặt chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Thanh quản thúc ông, nên các hoạt động của ông được xem như chấm dứt. Ông mất tại Quảng Đông ngày 22/9/1913.
*****
Triều đình nhà Nguyễn đã có không ít văn thần võ tướng đầy lòng ái quốc, sẵn sàng hy sinh tính mạng để đưa đất nước ra khỏi cơn quốc nạn, điển hình là Đại thần Tôn Thất Thuyết, người đã can đảm đứng lên chống quân xâm lược. Nhưng rất tiếc, cũng như nhiều bậc tiền bối khác, ông đã không cải biến được vận mệnh bi thảm của dân tộc.
Điều đáng nói là tập đoàn cộng sản VN đã cam tâm dâng hiến đất đai và biển đảo cho giặc Tàu để đổi lấy quyền lực và vinh hoa phú quý. Hy vọng rằng, thế hệ hậu duệ hiện nay tiếp nối ý chí của Đại thần Tôn Thất Thuyết, vùng lên lật đổ chế độ độc tài cộng sản để chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Nếu không thì nước Việt sẽ trở thành quận huyện của Tàu cộng trong một ngày không xa!
Năm 30 tuổi, ông giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Đến tháng 7 năm 1870, được sung làm Biện lý bộ Hộ, sau đó lãnh chức Tán tương, giúp Quân vụ Đại thần Hoàng Tá Viêm “dẹp loạn” ở các tỉnh phía Bắc. Sau đó, thành tích của ông được ghi nhận như sau:
Năm 1870, chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên.
Năm 1872, cùng Trương Văn Để đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương.
Năm 1872, thắng giặc Khách ở Quảng Yên.
Năm 1873, phục binh tại Cầu Giấy, Hà Nội giết chết Đại úy Francis Garnier.
Năm 1874, cùng Hoàng Tá Viêm dẹp tan 2 cuộc nổi dậy của Trần Tuấn và Đặng Như Mai.
Năm 1875, dẹp loạn ở Cổ Loa, Đông Anh.
Năm 1875, bức hàng nhóm Dương Đình Tín ở Thái Nguyên.
Năm 1875, bắt sống tướng của quân Cờ vàng là Hoàng Sùng Anh ở Thái Nguyên.
Năm 1872, được bổ làm Bố chính tỉnh Hải Dương.
Năm 1873, làm Tham tán Đại thần, Thị lang Bộ binh, rồi lên Tham tri Bộ binh.
Năm 1874, được phong là Hữu tham tri Bộ binh, Tuần Vũ tỉnh Sơn Tây.
Năm 1875, làm Tổng đốc Ninh-Thái kiêm Tổng chỉ huy quân ở Ninh-Thái và Lạng-Bằng.
Được bổ làm Hiệp đốc Quân vụ Đại thần.
Năm 1881, được phong chức Thượng thư Bộ binh.
Năm 1883, được cử vào Cơ Mật Viện.
Năm 1875, do kiến nghị của Pháp, vua Tự Đức thuyên chuyển ông làm việc nơi khác.
Năm 1883, vua Tự Đức truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, phong cho ông làm Đệ tam Phụ chính Đại thần để giúp cho Ưng Chân kế vị. Với chức vụ này, ông cùng Nguyễn Văn Tường phế bỏ Dục Đức, đưa Hiệp Hòa lên ngôi.
Năm 1883, được thăng chức Điện tiền Tướng quân, Hiệp biện Đại học sĩ, nhưng do ông phản đối Hiệp ước Harmand, nên bị Hiệp Hòa đổi sang làm Thượng thư Bộ Lễ, sau đó làm Thượng thư Bộ Lại.
Do không chấp nhận đầu hàng Pháp, ông tổ chức đảo chánh phế bỏ và bức Hiệp Hòa uống thuốc độc chết vào cuối tháng 11 năm 1883, Sau đó, ông lập con nuôi vua Tự Đức là Kiến Phúc lên ngôi và ông nắm giữ lại chức Thượng thư Bộ Binh.
Từ lúc về Huế dự triều chính, ông đã biến triều đình thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp. Nhưng vì yếu thế, ông phải chịu cay đắng khi Hiệp Hòa ký Hòa ước Quý Mùi năm 1883 và phải xuôi tay khi Kiến Phúc ký Hòa ước Giáp Thân năm 1884.
Sau cái chết của vua Kiến Phúc, đưa Hàm Nghi lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884 cũng là ý của ông nhằm hướng triều đình chống Pháp. Đến lúc này ông mới nắm được quyền lực, cố gắng đưa đất nước thoát khỏi quyền lực của Pháp nên ông trở thành đối tượng mà Pháp cần thanh toán.
Năm 1884, ông lập đội quân Phấn Nghĩa giao cho Trần Xuân Soạn chỉ huy để ứng phó khi hữu sự và ông đã ra lệnh tấn công trại lính và Tòa Khâm sứ Pháp ở Huế vào đêm 4/7/1885, nhưng bị thất bại.
Sau thất bại này, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị hạ chiếu Cần Vương. Pháp liền treo giải thưởng 2000 lạng bạc cho ai nộp đầu ông và thưởng 500 lạng bạc cho ai bắt được vua Hàm Nghi.
Sau khi giúp vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ, ông giao quyền chỉ huy cho hai con trai, cùng với Trần Xuân Soạn và Ngụy Khắc Kiều tìm đường cầu viện, vượt Hà Tĩnh, qua Nghệ An, đến Thanh Hóa cùng em ruột Tôn Thất Hàm thảo luận kế hoạch khởi nghĩa và giao cho Trần Xuân Soạn ở lại lo phát triển phong trào.
Kế đến, ông đến tổng Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước và ở lại đây đến ngày 22/4/1886. Tiếp theo, ông qua thượng lưu sông Mã đến châu Quan Hóa để gặp Tù trưởng người Mường là Hà Văn Mao và Tù trưởng người Thái tên Đèo Văn Trị. Kế đến ông lên đường đi Vân Nam và sau đó đến Quảng Đông vào tháng 2 năm 1887.
Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì Trương Quang Ngọc phản bội, 2 người con ông là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều bị giết chết.
Năm 1889, ông tổ chức nhiều hoạt động chống Pháp ở vùng Đông Triều trong 2 năm 1891 và 1892. Từ cuối năm 1892 đến 1895, ông thành lập nhiều toán quân vũ trang người Hoa và dân tộc thiểu số thường xuyên tấn công và gây thiệt hại cho quân Pháp.
Chiến tranh Trung – Nhật nổ ra, biên giới Việt – Hoa bị kiểm soát chặt chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Thanh quản thúc ông, nên các hoạt động của ông được xem như chấm dứt. Ông mất tại Quảng Đông ngày 22/9/1913.
*****
Triều đình nhà Nguyễn đã có không ít văn thần võ tướng đầy lòng ái quốc, sẵn sàng hy sinh tính mạng để đưa đất nước ra khỏi cơn quốc nạn, điển hình là Đại thần Tôn Thất Thuyết, người đã can đảm đứng lên chống quân xâm lược. Nhưng rất tiếc, cũng như nhiều bậc tiền bối khác, ông đã không cải biến được vận mệnh bi thảm của dân tộc.
Điều đáng nói là tập đoàn cộng sản VN đã cam tâm dâng hiến đất đai và biển đảo cho giặc Tàu để đổi lấy quyền lực và vinh hoa phú quý. Hy vọng rằng, thế hệ hậu duệ hiện nay tiếp nối ý chí của Đại thần Tôn Thất Thuyết, vùng lên lật đổ chế độ độc tài cộng sản để chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Nếu không thì nước Việt sẽ trở thành quận huyện của Tàu cộng trong một ngày không xa!
No comments:
Post a Comment