Kính thưa quý thính giả, đảng CSTQ chỉ biết chơi luật rừng.
Chính vì thế, đàm phán một hiệp ước thương mại với tập thể này luôn hàm
chứa nguy cơ đổ vỡ. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của JB. Nguyễn Hữu Vinh với tựa đề: “Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung: Những nguy cơ đổ vỡ” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Việc ký kết thỏa thuận Thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 đã không thể
diễn ra tại Chile như dự tính ban đầu, cũng đã không diễn ra tại Iowa,
Hoa Kỳ hoặc một nơi nào đó như nhiều người đã dự đoán.
Những thông báo lạc quan khi hai bên nói rằng chuẩn bị cho việc ký
kết sắp tới nhằm hạ nhiệt và tháo gỡ những khó khăn cho cuộc thương
chiến Mỹ–Trung đã được thời gian trả lời đúng như dự báo của nhiều người
quan tâm: Không dễ dàng.
Mặc dù trước đó, phía Trung cộng đã có những hứa hẹn rất bùi tai đối
với Tổng Thống Trump. Lời hứa hẹn hết sức ngọt ngào rằng Trung Quốc sẽ
mua đến 50 tỷ đô-la nông sản của Hoa Kỳ đã ngay lập tức sau đó bị chính
nhà cầm quyền Bắc Kinh thay đổi với lý luận “phụ thuộc vào nhu cầu thị
trường” đã xóa tan hy vọng mới được tạo nên cho ngành xuất cảng nông sản
Mỹ.
Quá trình đưa ra những văn bản của những thỏa thuận giữa hai bên, mà
Tổng Thống Trump nói rằng “chỉ cần viết nó xuống”, thì việc “viết nó
xuống” đã diễn ra quá lâu và đến nay chưa thấy tăm hơi.
Nhưng Trung cộng đã đạt được điều mà họ mong muốn: Mỹ tạm dừng áp
thuế thêm tăng từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ hàng hóa từ Trung cộng từ
ngày 15 tháng Mười.
Đã hơn 1 tháng trôi qua, khi việc hoãn tăng thuế bổ sung đó được hoãn
lại, tình hình vẫn chưa có gì biến động mới. Mọi thứ vẫn cứ “dẫm chân
tại chỗ” và hy vọng.
hững phát ngôn chính thức từ phía Trung cộng cho thấy sự việc lại bắt
đầu trở về vị trí xuất phát, với điệp khúc cũ và là mục đích của phía
Trung cộng: Mỹ gỡ bỏ việc áp thuế lên hàng hóa Trung cộng qua các đợt
thương chiến.
Nhiều diễn biến không thuận lợi cho việc giảm căng thẳng trong mối
liên hệ giữa hai nước, trái lại ngày càng đẩy mối liên hệ này đến những
xung đột đến mức khó hòa giải.
Những hành động từ Hoa Kỳ, đã đưa nguy cơ xung đột giữa hai nước lên
một tầm cao mới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ký kết một thỏa ước
thương mại.
Những hành động bành trướng, tác oai, tác quái của nhà cầm quyền
Trung cộng với các quốc gia láng giềng và muốn cướp đoạt độc chiếm Biển
Đông, con đường huyết mạch của dòng hàng hóa quốc tế, đã làm không chỉ
những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mà cả thế giới không thể yên tâm.
Gần đây, những tuyên bố của Tổng Thống Trump về chủ nghĩa cộng sản,
về Trung Quốc cộng sản và việc ủng hộ các quốc gia láng giềng bị Trung
cộng bắt nạt đã cho thấy sự căng thẳng giữa hai nước.
Mới đây, ngày 20 tháng Mười một, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark
Esper khi đến thăm Việt Nam đã lên án Trung cộng “cưỡng ép và đe doạ”
các quốc gia Châu Á nhỏ hơn nhằm áp đặt yêu sách của mình trên Biển
Đông. Ông kêu gọi Việt Nam và các nước khác trong khu vực hãy mạnh mẽ
“đẩy lùi” những hành vi này. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận
những âm mưu khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp trên sự bất lợi
của các quốc gia tuân thủ luật pháp khác”.
Ông Esper nói: “Hoa Kỳ cực lực phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung cộng và yêu sách chủ quyền quá mức của nước này”.
Trước tình hình đó, ngày 19 tháng Mười Một, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng Cảnh Sảng nói: “Trong
một thời gian dài, Hoa Kỳ đã nỗ lực phá vỡ sự ổn định và hòa bình trên
Biển Đông bằng cách kích động rắc rối và gây chia rẽ và các nước trong
khu vực đã nhận thức sâu sắc về điều này”.
Mấy tháng gần đây, những cuộc biểu tình của người dân HongKong đã xảy
ra dai dẳng, bền bỉ và rầm rộ kéo theo hàng triệu người xuống đường,
nhằm đòi hỏi quyền con người, quyền tự do, dân chủ và vì tương lai của
HongKong.
Những cuộc biểu tình của người dân HongKong đã đặt nhà cầm quyền Bắc
Kinh vào thế khó khăn. Họ khó có thể tiến hành một cuộc đàn áp đẫm máu
kiểu Thiên An Môn, dù với bản chất cộng sản, họ không ngại ngần tiến
hành một cuộc tàn sát như vậy.
Nhưng, với thời đại thông tin ngày nay, thì những vụ tàn sát như thế
không dễ dàng giấu diếm như thời kỳ 1989 và người dân HongKong không
phải là người dân đại lục. Mặt khác, nhà cầm quyền Cộng sản Bắc Kinh vẫn
muốn lôi kéo các vùng lân cận như Đài Loan với chiêu bài “một quốc gia
hai hệ thống”… do vậy, họ không thể đàn áp một cách quá trắng trợn.
Điểm mới nhất của sự căng thẳng trong tương quan giữa Hoa Kỳ và Trung
cộng là Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 20 Tháng Mười Một đã bỏ phiếu thông qua hai
dự luật nhằm ủng hộ nhân quyền và bảo vệ Hồng Kông.
Dự luật “Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông” được phê duyệt tại cuộc bỏ
phiếu ở Hạ Viện với đa số tuyệt đối 417 phiếu thuận sau khi toàn thể
Thượng Viện, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đã đồng thuận thông qua dự luật này
hôm 19 tháng 11 trước đó.
Hai dự luật này sẽ được chuyển tới Tòa Bạch Ốc để Tổng Thống Trump hoặc ký ban hành hoặc phủ quyết.
Hẳn nhiên là nhà cầm quyền Bắc Kinh đã không thể hài lòng với những
động tác này từ phía Hoa Kỳ, vì nó đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại độc
tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, việc gia tăng những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong vùng
Biển Đông đã không làm cho Trung cộng hài lòng. Bởi nó động chạm trực
tiếp đến thói côn đồ bành trướng của Trung cộng.
Với những diễn biến đó, sự căng thẳng trong liên hệ giữa Hoa Kỳ và
Trung cộng ngày càng gia tăng. Trong khi đó, cuộc chiến thương mại
Mỹ–Trung chỉ là một mặt trong cuộc chiến toàn diện mà Hoa Kỳ đang nhằm
vào Trung cộng, nhằm loại bỏ thế cạnh tranh với Hoa Kỳ để làm bá chủ thế
giới.
Còn Tập Cận Bình hôm 22 tháng Mười Một tuyên bố: “Nếu cảm thấy cần thiết, Trung Quốc sẵn sàng đối đấu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại”.
Vì vậy, việc có một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại
Mỹ–Trung vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn và nếu những xung đột
giữa hai nước càng gia tăng, thì sự sụp đổ của việc thỏa thuận là điều
hoàn toàn có thể xảy ra.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment