Khi chấp nhận dấn thân vào cuộc chiến đối phó, thách thức với
kẻ cai trị thì người chiến sĩ trên đường tranh đấu phải có lý tưởng,
vững tin vào chính mình cộng với kiến thức xã hội, tâm sinh lý thì mới
không dễ dàng xuôi tay bỏ cuộc.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Không bỏ cuộc” của Nguyễn Lân Thắng qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết: “Không bỏ cuộc” của Nguyễn Lân Thắng qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Cách đây đúng 8 năm vào lúc 11 giờ 11 phút sáng ngày 11 tháng 11 năm
2011 tôi bị đánh. Đó là lần đầu tiên tôi trải nghiệm trực tiếp việc bị
áp bức một cách bất công khi tham gia lên tiếng việc ngoài xã hội. Nếu
ai chưa biết rõ chuyện này, bạn có thể tìm trên BBC, trang Xuân Diện hay
blog Người Buôn Gió có thông tin sự kiện ầm ĩ đó.
Khỏi phải nói, đó là một trải nghiệm cá nhân rất xấu mà mãi sau này
tâm trí tôi mới nguôi ngoai được. Tuy vậy so với những người khác, những
người bị chịu cảnh tù đầy, chịu cảnh phải trốn chạy khỏi tổ quốc thì
những chuyện của tôi quá nhỏ bé. Nhưng dù sao trải nghiệm đấy cùng vài
lần khác bị bắt bớ, trấn áp, thẩm vấn đã cho tôi nhiều kinh nghiệm và sự
đồng cảm với các anh chị em đấu tranh khác.
Tôi biết những cơn đau, sự ám ảnh và di chứng tâm lý đã ảnh hưởng
kinh khủng thế nào, kể cả sau khi họ ra tù rất lâu rồi. Chỉ bị bắt thẩm
vấn sơ sơ cùng lắm 1-2 ngày như tôi mà vượt qua chuyện đó không phải là
dễ. Đừng nói đến những ai phải chịu cảnh thẩm vấn, tra tấn tâm lý hàng
năm trời trước khi bị lôi ra toà, khó cân bằng được tâm lý vô cùng.
Những người đấu tranh khi lên tiếng trước các vấn đề xã hội cũng chỉ là
những người bình thường. Họ nào đâu được trang bị kiến thức về tâm lý,
thần kinh. Họ đâu biết vết thương của những đòn tra tấn tinh thần còn
kinh khủng hơn những đau đớn thể xác do đói, do lạnh, do bị đánh đập
nhiều lắm. Bởi thế trong tù, phải nói rằng an ninh ngán nhất những người
có đức tin mạnh mẽ, biết tự thiền định, biết vượt qua tổn thương tâm lý
như thầy tu thầy chùa. Vì thế nhiều người bình thường ra tù phải sử
dụng thuốc an thần và các bài điều trị tâm lý. Nhiều người có cách hành
xử không được bình thường như bản chất vốn có trước đây của họ. Thế mới
biết, con người ta đôi khi không phải là hành vi họ thể hiện ra bên
ngoài.
Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi: mình đang dây vào chuyện gì đây? Có đáng
không khi phải chịu đựng bất trắc như vậy? Đâu là mức ghê gớm nhất phải
chịu đựng? Làm thế nào để mình vượt qua? Những câu hỏi tò mò đó cứ luẩn
quẩn trong đầu tôi nhiều năm qua. Tôi đã gặp và tâm sự với nhiều anh chị
em sau khi họ ra tù. Không phải là tất cả nhưng những mẩu chuyện rời
rạc với họ chắp lại chính là những bài học tuyệt vời cho tôi, để tôi
thêm quyết tâm mỗi khi lòng nao núng nhất.
Tiêu diệt chỉ là biện pháp cuối cùng và có rất nhiều hệ quả phiền
phức. Bẻ gẫy ý chí mới là quan tâm số một của thế lực độc tài trước
những người đấu tranh. Không cần giết, mà chỉ cần làm một người mất đi ý
chí, mất đi hình ảnh trong quần chúng, những kẻ cai trị sẽ dễ bề thao
túng và dập tắt mọi phong trào phản kháng.
Để đối phó lại điều này, những người đấu tranh ngoài việc nên có một
đức tin nào đó có thể có những cách khác. Ấy là việc tự học hỏi, tự trau
dồi kiến thức xã hội, đặc biệt là các kiến thức về tâm sinh lý, về thần
kinh. Khi ta đã có lý tưởng, có tầm nhìn, có kế hoạch cuộc đời, có kiến
thức hiểu biết về chính mình, ta sẽ dễ dàng huy động mọi nguồn lực từ
bên trong hay bên ngoài để vượt qua mọi thử thách.
Trong tình huống xấu nhất, những kẻ bạo quyền phải tiêu diệt ta, hãy
tự hào và bước tới lãnh nhận, vì tấm thân này đã hi sinh cho cái chung
và sống một cuộc đời không bỏ cuộc.
Nguyễn Lân Thắng
No comments:
Post a Comment