Saturday, September 7, 2024

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả,

Một giáo sư có bằng Tiến sĩ Kinh Tế tại Hoa Kỳ được mời làm Viện trưởng Viện Đại Học Cần Thơ từ năm 1970. Đến ngày 30/4/1975, ông không di tản, bị cộng sản bắt đưa vào trại tù Ba Sao, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh và đã qua đời vào năm 1986 trong trại tù khắc nghiệt này.

Trong tiết mục Danh nhân nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài Giáo sư Nguyễn Duy Xuân” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Giáo sư Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Thuở nhỏ theo học trường College de Cần Thơ (tiền thân của trường Trung học Phan Thanh Giản). Sau khi đậu bằng Thành Chung, ông sang Pháp du học lấy bằng Cử nhân Kinh Tế. Sau đó sang Anh học, đậu bằng Thạc sĩ Kinh Tế. Kế đến, ông sang Hoa Kỳ lấy xong học vị Tiến sĩ Kinh Tế ở Đại học Vanderbilt, thuộc tiểu bang Tennessee,rồi trở về Việt Nam vào năm 1963.

-Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân giảng dạy tại trường Đại học Kinh Tế và trường Quốc Gia Hành Chánh. Ông giữ các chức vụ:

*Tùy viên báo chí Phủ Thủ Tướng, kiêm Tổng Giám Đốc Việt Nam Thông Tấn Xã trong Nội Các của Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ.

*Tổng ủy trưởng Phủ Tổng ủy Nông Nghiệp.

Nhận thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phát triển về giáo dục, phải có Viện Đại Học.Với uy tín của mình, ông cùng Giáo sư Phạm Hoàng Hộ vận động chính giới suốt nhiều năm, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng 2 ông cũng đạt thành tâm nguyện.

-Ngày 8/3/1966, Viện Đại Học Cần Thơ thành lập và Giáo sư Phạm Hoàng Hộ được bổ nhiệm làm Viện trưởng đầu tiên. Thời gian đầu, Viện Đại Học Cần Thơ chỉ có 4 khoa gồm:

Khoa Học, Luật Khoa - Khoa Học Xã Hội,Văn Khoa và Sư Phạm.

Riêng khoa Sư Phạm có trường Trung học Kiểu Mẫu và trường Cao Đẳng Nông Nghiệp đào tạo cấp kỹ sư, còn Trung tâm Sinh Ngữ chuyên giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên.Sau đó, trường Cao đẳng Nông Nghiệp được nâng cấp thành Phân khoa Nông Nghiệp.

-Thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Giáo sư Nguyễn Duy Xuânđược bổ nhiệm các chức vụ:

*Tổng trưởng Kinh Tế trong Nội Các của Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc.

*Cố vấn Kinh Tế cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong chức vụ Phụ tá Đặc biệt.

*Viện trưởng Viện Đại Học Cần Thơ.

*Tổng trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục trong Nội Các của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn.

Khi về làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ,Giáo sư Xuânđã tiến hành thực hiện hình thức tín chỉcủa các nước Tây phương đang áp dụng, Viện Đại học Cần Thơ trở thành Đại học đầu tiên tại Việt Nam thực hiện hình thức này.

Ngoài ra, ông còn nỗ lực phát triển Viện Đại Học trên nhiều lãnh vực, từ chương trình giảng dạy, đào tạo cán bộ giảng huấn, tìm nhà tài trợ để xây thêm giảng đường, phòng thí nghiệm, và nhất là lập ra Ký Túc Xá cho sinh viên đến từ các tỉnh có nơi trú ngụ.

-Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, vị Tùy viên Văn Hóa Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tìm gặp Giáo sư Xuân với đề nghị đưa ông rời VN, nhưng ông từ chối vì không muốn bị quy trách rời bỏ nhiệm sở.

-Năm 1975, Giáo sư Xuân bị đưa vào trại tù Thủ Đức.

-Năm 1976, ông và các công chức cao cấp bị còng tay đày ra trại tù miền Bắc.

-Ngày 10/11/1986, Giáo sư Nguyễn Duy Xuântừ trần tại Trại tù Ba Sao ở Hà Nam Ninh.

-Ngày 5/4/2015, tro cốt ông được người con gái tên Nguyễn Thị Nguyệt Nga, đưa từ trại Ba Sao về chùa Thiên Hưng ở đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

*****

Giáo sưNguyễn Duy Xuân là một nhà khoa học có nhân cách, một kẻ sĩ có nhiều khí phách, trọn đời cống hiến công sức cho đất nước. Đời ông giống nhưcâu thơ của thi hào Nguyễn Du: Thác là thể phách, còn là tinh anh”.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Giáo sưNguyễn Duy Xuânđã chọn ở lại Việt Nam để xây dựng đất nước nên bị lâm vào cảnh ngộ giống như: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, Ngô Tất Tố bị treo cổ, Khái Hưng bị bỏ rọ trấn nước, Phạm Huỳnh bị xử tử, Tạ Thu Thâu bị xử bắn, nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén, dịch giả Nhượng Tống bị ám sát, giáo sư Dương Quảng Hàm bị thủ tiêu, Thều Chửu bị buộc nhảy sông tự vận.v.v. Giáo sưXuânvướng vào vòng lao lý, bị đày ra miền Bắc,mất ngày 10/11/1986 tại trại tù Hà Nam Ninh.Đó là những cái chết tức tưởi, đầy oan khuất của các giáo sư, nhà văn, nhân sĩ, do chế độ cộng sản phi nhân ban cho.

Chính sách gian manh, xảo trá của CSVN cũng đã khiến hàng chục ngàn Quân - Cán - Chính VNCH bị thảm tử trong các trại tù, hàng trăm ngàn người dân bị thiệt mạng trên đường vượt biển - vượt biên tìm tự do, và hàng triệu người lâm cảnh đói khổ,khiếnđất nước VN ngày càng tụt hậu.

Nếu như chế độ cộng sản biết trọng dụng những trí thức miền Nam, điển hình nhưGiáo sưNguyễn DuyXuânGiáo sư Phạm Hoàng Hộ, thì đồng bằng sông Cửu Long có thể tránh được thảm họa “ngập mặn” như hiện nay. Nhưng dù sao đi nữa, tên tuổi của Giáo sưNguyễn Duy Xuâncũng đã đi vào lòng dân tộc. Tinh thần phục vụ của ôngquả là tấm gương sáng cho các thế hệ kế thừa noi theo.

No comments:

Post a Comment