Sunday, July 26, 2020

4 Kiến Nghị của tập thể sĩ quan quân đội CSVN năm 2014

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Cách đây 6 năm, nhằm đúng ngày thành lập chế độ cộng sản tại Việt Nam ngày 02 tháng 9 năm 2014, 19 tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp thuộc thế hệ cộng sản tiền bối đã cùng nhau gửi một bức thư tới hai lãnh đạo lúc đó là Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang và Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ. Bức thư này đưa ra 4 kiến nghị đều liên quan tới lực lượng vũ trang; đặc biệt, những người viết kiến nghị còn nói tới Hội nghị bán nước tại Thành Đô năm 1990.
Kiến nghị đầu tiên là một yêu cầu khẩn cấp:
“…Cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… Để khôi phục uy tín c­ủa Công an, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ hiến định “bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”, tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.” (Hết trích)
Sang kiến nghị thứ hai, lá thư đề cập tới thái độ hèn yếu, cố tình quên lãng của đảng Hồ-Tàu đối với lực lượng vũ trang trong cuộc chiến biên giới và các cuộc đụng độ biển đảo với Trung Cộng, lá thư viết rõ:
Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và quyết tâm chiến đấu của Lực lượng vũ trang. Đó là sai lầm không được phép tái phạm…” (Hết trích)
Kiến nghị thứ ba, các cựu thần của chế độ cộng sản có quan điểm rất cởi mở và chính xác về vấn đề xác định bạn-thù của đất nước:
“…Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc… Lịch sử cũng cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước cựu thù đã hợp tác với nhau rất hiệu quả và bền vững… Do đó, không thể vì những quan niệm bảo thủ, giáo điều mà đánh mất các cơ hội hợp tác với các cường quốc tiên tiến văn minh, nhằm phát triển kinh tế, công nghệ, nâng cao sức mạnh quốc phòng và tăng cường sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.” (Hết trích)
Kiến nghị thứ 4 cũng là kiến nghị cuối cùng, lá thư nói thẳng vào tính chất bán nước của Hội nghị Thành Đô và yêu cầu đảng Hồ-Tàu phải công khai cho toàn dân biết các văn kiện, chi tiết thỏa thuận trong hội nghị này:
…Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: ‘Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc’yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Có một chi tiết chúng ta cần lưu ý, lúc lá thư này được gửi đi, Nguyễn Phú Trọng đã giữ chức Tổng bí thư được gần 4 năm, nhưng các tướng lĩnh, sĩ quan không gửi lá thư yêu nước này cho Trọng. Những người kí tên có danh tính chi tiết công khai như sau:
1. Lê Hữu Đức, Trung tướng – nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
2. Trần Minh Đức, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về hậu cần Mặt trận Trị Thiên – Huế.
3. Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.
4. Lê Duy Mật, Thiếu tướng – nguyên Tư lệnh Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
5. Bùi Văn Quỳ, Thiếu tướng – nguyên Phó Tư lệnh về chính trị bộ đội Tăng–Thiết giáp.
6. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng – nguyên Chính ủy Quân khu 4.
7. Bùi Văn Bồng, Đại tá – nguyên Trưởng Đại diện báo Quân đội Nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
8. Phạm Quế Dương, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự.
9. Nguyễn Gia Định, Nghệ sĩ ưu tú Điện ảnh quân đội.
10. Lê Hồng Hà – nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, ủy viên Đảng đoàn Bộ Công an.
11. Phạm Hiện, Đại tá – nguyên Chánh Văn phòng B 68 đoàn chuyên gia giúp Campuchia.
12. Xuân Phương, Đại tá – nguyên chuyên viên Cục Nghiên cứu Tổng cục Chính trị.
13. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá – nguyên cán bộ thuộc Bộ Công an.
14. Đào Xuân Sâm, Cựu chiến binh Hà Nội – nguyên chủ nhiệm khoa Quản lý kinh tế Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
15. Tạ Cao Sơn, Đại tá – nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2.
16. Đoàn Sự, Đại tá– nguyên Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Tổng cục Chính trị.
17. Lê Văn Trọng, Đại tá – nguyên Trưởng Ban lịch sử Cục Nghiên cứu Bộ Tổng Tham Mưu.
18. Nguyễn Thế Trường, Đại tá – nguyên Tổng Biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung bộ.
19. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá cán bộ tiền khởi nghĩa – nguyên cán bộ Viện Lịch sử Quân sự.
20. Nguyễn Huy Văn (tức Kim Sơn), Đại tá lão thành cách mạng – nguyên Phó Trưởng phòng Sở chỉ huy Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu.
Thưa anh chị em và quí vị, ngày hôm nay khi đọc kĩ lại lá thư tâm huyết này chúng ta sẽ thấy rõ hơn mặt thật của Nguyễn Phú Trọng và bộ sậu đối với đất nước Việt Nam chúng ta.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
26/07/2020

No comments:

Post a Comment