Monday, October 7, 2019

Việt Nam Tuần Qua: Hoàng Ân – Trường An

Việt Nam Tuần Qua

Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin nhường lời cho chị Hoàng Ân .

Hoàng Ân: Da, Cám ơn chị Mỹ Linh .
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA ạ.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, trong tuần qua, dư luận tại VN xôn xao bàn tán trước việc 1 nhân viên cắt tóc gội đầu được “nâng đỡ” lên làm trưởng phòng ở tỉnh uỷ tỉnh Đăk Lăk. Chuyện này như thế nào vậy thưa anh?

Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài DLSN
Theo Báo Lao động loan tin, vào sáng ngày 4 tháng 10 năm 2019, đại diện văn phòng Tỉnh uỷ Đăk Lăk đã xác nhận, bà Trần Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Hành chính- Quản trị thuộc văn phòng Tỉnh uỷ Đăk Lăk đã sử dụng bằng cấp của chị gái mình để xin việc.
Được biết bà Trần Thị Ngọc Thảo đã dùng hồ sơ giả mạo lấy tên chị gái là Trần Thị Ngọc Ái Sa để xin việc làm tại Nhà khách tỉnh ủy vào năm 2005 và sau đó thăng tiến lên trưởng phòng quản trị Văn phòng Tỉnh ủy như hiện nay.
Theo kết quả kiểm tra của tỉnh ủy Đắk Lắk, bà Thảo chưa học hết THPT (nghĩa là chỉ học hết cấp 2) nhưng lấy bằng tốt nghiệp THPT của chị gái Trần Thị Ngọc Ái Sa để làm hồ sơ xin việc.
Lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk thừa nhận Ban tổ chức Tỉnh ủy và các đơn vị chức năng đã xác định đơn tố cáo việc bà Thảo khai man lý lịch là đúng và hiện lãnh đạo tỉnh đang tiến hành quy trình kỷ luật cán bộ đảng viên.
Bên cạnh đó, vị này cũng cho biết rằng việc khai man hồ sơ lý lịch là không đúng, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.
Hiện bà Thảo đã nhận khuyết điểm và nộp đơn xin nghỉ việc.
Được biết, bà Thảo đã dùng hồ sơ giả xin vào làm kế toán ở Nhà khách tỉnh ủy Đắk Lắk vào năm 2005-2011 và lúc này bà đã lấy tên chị mình là Trần Ngọc Ái Sa và có bằng trung cấp kế toán rồi học lên đại học kế toán.
Tháng 10.2009, Văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk tiếp nhận bà Thảo về làm kế toán ở phòng quản trị văn phòng Tỉnh ủy. Trong vòng ba năm tiếp theo đó từ 2013-2016 bà Thảo lần lượt được bổ nhiệm chức vụ phó phòng và trưởng phòng Hành chính-Quản trị Văn phòng tỉnh ủy.
Hoàng Ân: Dạ vâng. Thưa anh TA, trong một diễn biến mới nhất, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lên tiếng phản bác phúc trình của tổ chức Liêm Chính Tài Chính Toàn Cầu, viết tắt là (GFI) khi tổ chức này vừa rồi, đã
báo cáo rằng Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới có dòng tiền bất hợp pháp do việc rửa tiền. Anh TA có thể nhắc lại việc này để cho quý thính giả của đài được tường tận hơn không ạ?
Trường An: Đúng như chị vừa nói.
Trong buổi họp báo thường kỳ của bộ ngoại giao cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 03/10, phát ngôn nhân của bộ này nói rằng thông tin của GFI về Việt Nam là “không chính xác” và “không phản ánh đúng thực tế cũng như quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng, chống rửa tiền.”
Bà Hằng khẳng định rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam coi rửa tiền là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc. Việt Nam có đầy đủ khuôn khổ pháp lý về phòng chống rửa tiền để thực hiện các khuyến nghị và cam kết quốc tế trong việc ngăn chặn hành vi rửa tiền. Tuy nhiên bà Hằng quên mất rằng ở Việt Nam đảng viên cộng sản nằm trên pháp luật.
Bà Hằng cho biết Hà Nội cũng đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng, hiện đại hoá hạ tầng, công nghệ, và nâng cao năng lực quản trị theo các chuẩn mực quốc tế để phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ, trong đó có rửa tiền.
Bà Hằng bổ sung rằng Việt Nam là thành viên của Nhóm Châu Á–Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (APG). Trong phúc trình mới công bố gần đây, GFI nói rằng Việt Nam là quốc gia nhận được dòng tiền bất hợp pháp lớn nhất trên thế giới từ “Thương mại với hóa đơn sai”, một hình thức rửa tiền dựa trên kinh doanh thương mại. GFI nói báo cáo dựa trên dữ liệu của Quỹ Tài chính Quốc tế (IMF) và Liên Hiệp Quốc từ năm 2006 đến 2015. Theo đó, chỉ trong năm 2015 Việt Nam đã thu về 22,5 tỷ Mỹ kim, qua mặt Thái Lan (20,9 tỷ) và Panama (18,3 tỷ), hai quốc gia nổi tiếng về hoạt động rửa tiền.
Hoàng Ân: Thưa anh TA, việc an ninh Thanh Hóa đe dọa Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của Mục sư Nguyễn Trung Tôn la sẽ có biện pháp trừng phạt Bà nếu Bà tiếp tục thông báo với quốc tế về tình trạng của Mục sư Tôn đang bị giam giữ trong tù. Anh có ghi nhận gì thêm về việc này không ạ
Trường An: Đúng như chị vừa nói bà Lành cho biết là vào ngày 26/9 vừa qua, công an Thanh Hóa đã kêu bà lên để thẩm vấn về những cuộc điện đàm của bà với truyền thông quốc tế trong thời gian qua. Bọn công an sau đó đe dọa là sẽ bắt giam bà Lành nếu tiếp tục trả lời các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông quốc tế.
Theo tin đã loan, mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bạo quyền Việt Nam kết án 12 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ”. Sức khỏe của Mục sư Tôn đang rất suy yếu trong trại tù Gia Trung, tỉnh Gia Lai, nhưng cai tù không cho phép đi bệnh viện để chữa bệnh. Trước khi bị bỏ tù, vào tháng 2 năm 2017, Mục sư Tôn bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, đánh gẫy hai chân rồi vứt ông trong khu rừng ở Hà Tĩnh.
Hoàng Ân: Dạ vâng. Cám ơn anh TA. HA cũng xin cám ơn quý thính giả đã lắng nghe. Xin kính chào tạm biệt và xin hẹn gặp lại trong chương trình tuần tới

No comments:

Post a Comment