Tại VN, cơ quan điều tra và tòa án chỉ là những công cụ tay sai của DCS cầm quyền tham nhũng hủ bại. Mọi kết quả điều tra và luận tội đều được dàn dựng dưới sự chỉ đạo của DCS, mà không cần phải thông qua một quy trình thẩm vấn xét xử công minh, luật định hẳn hoi. Thế là, như một hệ lụy tất yếu tệ nạn tham nhũng, hối lộ, chạy án đã tăng trưởng tràn khắp xuyên suốt hệ thống pháp đình của CSVN.
Để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay, trong tiết mục CNNM kính mời quí thính giả theo dõi bài viết của Dân Trần với tựa đề Vả vào mặt toà khi nộp lại “tiền cảm ơn” cao hơn mức truy tố được đăng trên trang Việt Nam Thời Báo qua sự trình bày của Hải Vân.
Dân Trần
Trong phiên toà mới nhất liên quan tới vụ Việt Á, các lãnh đạo Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Khánh Hoà (CDC Khánh Hoà) đã nộp phạt số tiền vượt mức yêu
cầu. Nguyên đơn dân sự là UBND tỉnh đòi bồi thường thiệt hại gần 16 ti đồng,
các bị can lại nộp số tiền tới 22,11 tỷ đồng, cao hơn 6,11 tỷ đồng so với yêu
cầu.
Các bị cáo gồm Huỳnh Văn Dõng – giám đốc CDC Khánh Hòa, Trần Quốc Huy
– trưởng phòng tổ chức – hành chính và Phan Phương Ngọc – nhân viên khoa dược
– vật tư y tế (đều thuộc CDC Khánh Hòa). Nguyễn Trường Giang – tổng giám đốc
Công ty TNHH Phát triển công nghệ ứng dụng VN (VNDAT) và Nguyễn Thị Thúy –
giám đốc phòng dự án VNDAT, đều ở Hà Nội; Cao Văn Cường (chủ hộ kinh
doanh cơ sở Phong Phú, tại tổ dân phố Nghĩa Đông, thị trấn Cam Đức, huyện
Cam Lâm, Khánh Hòa).
Theo cáo trạng, tư năm 2020-2021, các bị can trên đã thông đồng, cấu
kết thực hiện các sai phạm, vi phạm các quy định của pháp luật về đấu thầu
gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản nhà nước tổng số tiền
hơn 15,97 tỷ đồng. Viện KSND tỉnh Khánh Hòa đã truy tố 6 bi can đều
phạm tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định
tại khoản 3, điều 222 Bộ luật Hình sư.
Trong đó các bị can Dõng, Huy, Thuý, Giang thông đồng với nhau giúp
VNDAT hưởng lợi bất hợp pháp, gây hậu quả thiệt hại cho nhà nước với tổng
số tiền hơn 9,85 tỷ đồng. Tương tự, cơ sở Phong Phú do Cao Văn Cường làm
chủ hộ kinh doanh đã sử dụng thông tin, hồ sơ giả mạo, hưởng lợi bất hợp
pháp, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 4,178 tỷ đồng. Phan Phương Ngọc thì đã can
thiệp, “tạo điều kiện” trái pháp luật để Công ty Tường Khuê trúng thầu, hưởng
lợi bất hợp pháp, gây thiệt hại cho nhà nước gần 1,94 tỷ đồng.
Nguyên đơn dân sự trong vụ án trên là UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu bồi
thường thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 15,97 tỷ đồng. Đây cũng là
tổng số tiền thiệt hại trong các vụ trúng thầu mà CDC Khánh Hòa đã phê duyệt
cho Công ty VNDAT, chủ cơ sở kinh doanh Phong Phú, Công ty cổ phần dược phẩm Tường
Khuê trúng thầu và hưởng lợi bất hợp pháp.
Thế nhưng, trong quá trình điều tra vụ án, 6 bi can và những người
liên quan cùng 8 cán bộ, nhân viên khác tại CDC Khánh Hòa đã nộp lại toàn bộ
số tiền “cảm ơn” trúng thầu mà các bị can đã nhận, tiền hưởng lợi bất hợp
pháp và tự nguyện bồi thường thiệt hại tổng cộng tới 22,11 tỷ đồng. Như vậy,
các bi cáo nộp lại tiền bất hợp pháp, tự nguyện bồi thường nhiều hơn mức thiệt
hại bị truy tố.
Bị cáo Huỳnh Văn Dõng đã nộp tổng cộng 3,9 tỷ đồng, gồm tiền “cảm ơn”
trúng thầu đã nhận 1,9 tỷ đồng và tự nguyện nộp thêm 2 tỷ đồng để bồi thường
thiệt hại. Bị cáo Nguyễn Trường Giang (tổng giám đốc VNDAT) đã nộp lại toàn bộ
số tiền hưởng lợi bất hợp pháp cùng số tiền thân nhân nộp để tự nguyện bồi thường
thiệt hại tổng giá trị 10,1 tỷ đồng. Bị cáo Cao Văn Cường nộp lại tổng cộng
hơn 7,5 tỷ đồng tức nộp dôi ra hơn 3,3 tỷ đồng.
Tiền chênh lệch này giống như một cú tát vào mặt điều tra viên và toà án
Việt Nam. Số tiền chênh lệch đó cho thấy hai vấn đề, một là cơ quan chức năng
đã bỏ lọt tội phạm, có sơ suất trong quá trình kiểm kê thiệt hại. Khoản tiền
chênh lệch lên tới 6,11 tỷ tức là còn rất nhiều sai phạm chưa được điều tra làm
rõ. Thông thường khi ra toà, các bị cáo sẽ cố gắng che giấu số tiền tham nhũng,
tìm mọi cách làm giảm thiệt hại để được nhận mức án nhẹ. Không tự nhiên mà các
bị cáo lại nộp cao hơn yêu cầu một cách vô lý như vậy.
Hai là có hối lộ và chạy án rõ ràng ngay tại toà khi mà các bị cáo sẵn
sàng chi thêm tiền để được giảm án. Số tiền chênh lệch mà các bị cáo nộp dư sẽ
giao cho ai quản lý, trong khi nguyên đơn chỉ yêu cầu 15,97 tỷ và chắc chắn chỉ
có thể được nhận đúng số tiền mà họ yêu cầu?
Rất cần làm rõ số tiền các bị cáo nộp phạt này từ đâu mà ra, kiểm tra xem có dấu hiệu chạy án, bỏ lọt tội phạm hay không. Đồng thời phía UBND tỉnh cũng phải xác định lại thiệt hại. Bởi vì số tiền thất thoát này là mất mát rất lớn của ngân sách và tiền thuế của dân.
No comments:
Post a Comment