Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
Thưa quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Tuần trước chúng ta đã nói đến Chỉ Thị 24 của Bộ Chính Trị của
đảng Hồ-Tàu nhằm đối phó với việc chúng bắt buộc phải quan hệ gần gũi hơn với
Mĩ và khối dân chủ phương Tây. Như chúng ta đã nhận định, những chỉ thị của
chúng không có gì mới, chỉ là sự nhắc lại những nguyên tắc chính mà đảng Hồ-Tàu
đã thực hiện từ khi chúng cướp được chính quyền. Một trong những nguyên tắc đó
là chúng không để hình thành các hội đoàn đối lập như trong các quốc gia dân chủ
văn minh.
Cũng trong sự đối
phó này, tháng 11 năm vừa qua, bọn chóp bu còn phê duyệt một đề án “Phát huy
nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong
tình hình mới”. Quyết định này do văn phòng thủ tướng chính phủ ban hành có số
hiệu 1334/QĐ-Ttg.
Nhìn vào chi tiết
của quyết định này, chúng ta thấy đây chỉ là sự nối dài của cái gọi là Nghị
quyết số 36 của Bộ Chính trị năm 2004 nhắm vào cộng đồng người Việt giàu có
đang ở nước ngoài. Có thể nói, sau hơn hai thập niên, Nghị quyết số 36 là một
thất bại cho đảng Hồ-Tàu trong việc ve vãn, mua chuộc những người Việt Nam xa
quê hương. Chúng định lợi dụng lòng yêu nước, nhớ quê của người Việt ở xa Tổ
quốc để phục vụ cho mục đích cầm quyền của chúng, song bọn chúng đã nhầm, lòng
yêu Tổ quốc, nhớ quê cha đất tổ tuyệt đối không đồng nghĩa với việc chấp nhận
một chế độ độc tài, một chính quyền tham nhũng, một đảng phản động, phản quốc.
Thưa quí vị và anh
chị em, chỉ cần chúng ta lên mạng tìm hiểu những chuyến công cán của bọn chóp
bu cao nhất của chế độ ra nước ngoài, chúng ta có thể thấy được cộng đồng người
Việt ở nước ngoài thể hiện thái độ ra sao với bọn chúng.
Từ Nguyễn Phú
Trọng, đầu đảng, cho tới các nhân vật khác như Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải,
Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Minh Triết, đều phải chui luồn cửa sau ở các khách sạn
nơi chúng trú ngụ nhằm tránh giáp mặt với sự phẫn nộ của đa số kiều bào Việt
Nam ở Mĩ, ở Úc, ở Tây Âu. Lí do rất đơn giản là những Việt kiều yêu nước và
hiểu biết không thể chấp nhận những kẻ ăn trên ngồi chốc, đang hiếp đáp chính
đồng bào của chúng ngay tại quốc nội lại tỏ ra đạo đức, tử tế, quan tâm tới
những đồng bào sống cách xa chúng hàng vạn dặm.
Nhưng tại sao
chúng lại vẫn tiếp tục công việc mà chúng đã và đang thất bại?
Để lý giải cho câu
hỏi này chúng ta cũng nên điểm qua một số chi tiết của quyết định 1334.
Về “quan điểm chỉ
đạo”, quyết định này đã nhắc tới bốn lần về việc phải tuyệt đối tuân thủ ý muốn
của bọn chóp bu:
Thứ nhất, phải
“quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh”; Thứ hai, phải “bám sát chủ
trương,... phù hợp với ưu tiên, định hướng phát triển đất nước nêu tại văn kiện
Đại hội Đảng XIII...”; Thứ ba, phải “Quán triệt sâu sắc quan điểm xuyên suốt
của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII.”; Thứ tư, “Phát huy nguồn lực của người
Việt Nam ở nước ngoài phải gắn liền với quan điểm của Đảng.”
Như vậy, chúng ta
đã rõ, đây chỉ là một cách thức để đối phó với tình hình chán đảng, nhạt đoàn
đang ngày càng lan rộng và ăn sâu vào mọi tầng lớp công chức trong chế độ.
Nhưng, sự đối phó này sẽ vô hiệu vì không một chỉ thị nào có tác dụng đối phó
được với sự đồi bại, phản động ngày càng trầm trọng của Đảng Hồ-Tàu.
Về phương châm
hành động, quyết định 1334 nêu rằng: “Trong khi tranh thủ nguồn lực kiều bào,
tiếp tục tăng cường cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đối với các âm mưu và hành
động khống chế cộng đồng, lợi dụng cộng đồng để chống phá sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.”
Nội dung này đã
làm lộ rõ chân tướng của quyết định 1334 là bọn chóp bu rất e ngại sức mạnh đấu
tranh chống chế độ của những người Việt ở hải ngoại. Chân tướng này còn bị lộ
rõ hơn ở trong mục “thực hiện”, bọn chúng giao trách nhiệm hàng đầu cho Bộ Công
An thực hiện đề án này. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bọn chóp
bu và cũng quan trọng đối với chúng ta - những người muốn giải thể chế độ
Hồ-Tàu. Chúng ta sẽ đề cập thêm trong chuyên mục tới.
Về mục tiêu của đề
án 1334, bọn chúng viết rằng: “Tăng cường thống nhất nhận thức người Việt Nam ở
nước ngoài là nguồn lực ngày càng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng,
phát triển và bảo vệ Tổ quốc.”
Nội dung này làm
lộ ra một tử huyệt của chế độ: bọn chúng phải thừa nhận kiều hối, trợ giúp vật
chất tài chính của người Việt hải ngoại là một thành tố quan trọng cho sự tồn
tại của chế độ.
Trước sự đối phó
này của quyết định 1334, cộng đồng hải ngoại có thái độ và hành động ra sao?
Đây sẽ là nội dung bàn luận trong chuyên mục tuần tới.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và
xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
07/04/2024
No comments:
Post a Comment