Đảng CSVN từ lâu đã buông bỏ xã hội chủ nghĩa. Đảng chỉ còn tôn thờ quyền lợi cá nhân và phe nhóm mà thôi.Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Chánh Thành, trích từ Việt Nam Thời Báovới tựa đề: “Tô Lâm muốn khống chế gia đình Nguyễn Tấn Dũng?” sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.
Chánh Thành
Sau chuyến đi cầu viện Trung Quốc, Vương
Đình Huệ trở thành cái tên nóng nhất chính trường Việt Nam những ngày qua.
Không chỉ là những tin đồn về mối quan hệ đời tư mà còn là nghi án tập đoàn Thuận
An, hoặc trợ lý Phạm Thái Hà của ông Huệ bị công an “mời làm việc”. Rất rõ
ràng, Tô Lâm đang muốn dọn sạch cỏ trên con đường tiến lên ngồi ghế tổng bí thư
của mình.
Tham vọng của Tô Lâm đang khiến cho rất
nhiều thế lực chính trị khác phải e dè. Trong động thái mới nhất liên quan tới
gia đình cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì con rể Nguyễn Hoàng Bảo của ông
Dũng vừa được miễn nhiệm khỏi hội đồng quản trị công ty cổ phần chứng khoán
Vietcap. Chủ tịch HĐQT công ty này là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ruột ông
Dũng.
Nguyên nhân mà ông Bảo và hai thành viên
khác của Vietcap công bố khi rút khỏi HĐQT là vì “lý do cá nhân”. Bên cạnh đó,
bà Phượng cũng khẳng định là “HĐQT chưa bao giờ lục đục, và nếu có thì tôi cũng
xử lý được hết. Hiện nay, HĐQT vẫn trên tinh thần đoàn kết, cùng mong muốn
Vietcap ngày càng phát triển”.
Với tuyên bố này, có thể loại trừ trường
hợp vợ chồng bà Phượng đang “lục đục”. Vậy thì “lý do cá nhân” của ông Bảo và
hai thành viên HĐQT còn lại của Vietcap là gì? Nên nhớ rằng trước đây, chủ tịch
nước Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng xin từ chức vì “lý do cá nhân”. Nhắc lại
vụ ông Phúc để thấy rằng trong bối cảnh chính trị bất ổn hiện tại, bất kỳ động
thái nào của các phe phái đều cần phải được phân tích nghiêm túc.
Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy đã về
vườn làm người tử tế, nhưng vẫn giữ vị thế của một “lãnh chúa” tại Kiên Giang
và Cà Mau. Chẳng những vậy, cả ba người con của ông Dũng cũng là những lãnh đạo
tiềm năng. Nhìn vào các con của ông Dũng, có thể thấy sự sắp xếp vai trò rất vẹn
toàn của cựu thủ tướng này. Khi người con gái và con rể đảm nhận vị trí kinh
tài, còn 2 người con trai thì được “quy hoạch” theo con đường chính trị giống cha
mình.
Con trai trưởng của ông Dũng, Nguyễn
Thanh Nghị có bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Hoa Kỳ. Hiện
đang là bộ trưởng bộ Xây dựng, Uỷ viên Trung ương đảng. Ngoài ra ông Nghị cũng
từng là Bí thư tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015-2020, Đại biểu Quốc hội. Với bảng
thành tích mạnh này thì nhiệm kỳ sau Nguyễn Thanh Nghị hoàn toàn có thể trở
thành Uỷ viên bộ Chính trị để trong tương lai có thể ngồi lên ghế thủ tướng giống
cha mình.
Nguyễn Minh Triết, con trai út của ông
Dũng, cũng có bằng tiến sĩ. Hiện đang là Bí thư Trung ương Đoàn TNCS, Chủ tịch
Trung ương hội Sinh viên Việt Nam. Ông Triết có thể tiến thân theo con đường mà
Võ Văn Thưởng từng đi: đảm nhiệm vai trò bí thư Trung ương Đoàn rồi từng bước
chuyển sang công tác đảng và đích cuối cùng là tiến lên tới chức Chủ tịch nước.
Với tầm nhìn chính trị này, gần như ông
Nguyễn Tấn Dũng đã chuẩn bị mọi nguồn lực từ tài chính tới vây cánh cho các
con. Có thể so sánh ông Dũng và các con không khác gì gia đình Hunsen ở
Campuchia hiện nay. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng dọn đường thành công, thì trong khoảng
một thập niên nữa các con của cựu thủ tướng này có thể sẽ trở thành một thế lực
rất lớn trong chính trường Việt Nam.
Trong khi đó, ở vị thế bộ trưởng Bộ Công
an, Tô Lâm đã và đang thanh trừng các đối thủ chính trị lớn nhằm thâu tóm mọi
quyền lực vào tay mình… Bộ trưởng họ Tô hoàn toàn nắm quyền chủ động trong việc
có muốn ngồi vào ghế chủ tịch nước, hay muốn nhường cho người khác để buông rèm
nhiếp chính, đợi hết nhiệm kỳ này lên thẳng ghế Tổng bí thư.
Mặc dù trước đây từng nằm dưới trướng
ông Dũng, nhưng khi ông Dũng thất thế, Tô Lâm đã “quay xe” qua phe ông Trọng.
Khởi đầu là việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, tiếp theo là Đinh La Thăng, nhằm cắt
đứt vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng để bảo đảm quyền lực cho Nguyễn Phú Trọng. Từ
đó, mối quan hệ giữa Tô Lâm và Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng đã không còn như trước.
Nếu như trước đây, Tô Lâm âm thầm dùng
chiêu “cáo mượn oai hùm”, mượn lò ông Trọng để xử lý các đối thủ chính trị của
mình, thì bây giờ, sau 8 năm ngồi lên ghế bộ trưởng, Tô Lâm đã hoàn toàn lột
xác, lộ rõ bộ mặt thật và không hề giấu giếm tham vọng. Không chỉ muốn dọn sạch
cỏ trên đường đứng đầu đảng, họ Tô cũng phải lo cho “hậu vận” để đảm bảo tương
lai chính trị lâu dài mình và phe cánh. Chính vì vậy, Tô Lâm không thể không
tìm cách khống chế gia đình cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ đoạn của Tô Lâm từ trước tới nay vẫn
là đánh vào sân sau trước khi buộc đối phương phải khuất phục, từ Việt Á phe
Nguyễn Xuân Phúc, tới Phúc Sơn phe Võ Văn Thưởng… Bên cạnh đó cũng cần nhắc tới
trường hợp thái tử đảng Trần Tuấn Anh, con trai cựu chủ tịch nước Trần Đức
Lương. Trần Tuấn Anh cũng vừa bị Tô Lâm phế truất khỏi chức Uỷ viên Bộ Chính trị,
Trưởng ban Kinh tế Trung Ương do liên quan tới Xuyên Việt Oil. Có thể triệt hạ
hai đời chủ tịch nước liên tiếp và thái tử đảng thì việc khống chế một cựu thủ
tướng có lẽ không khó với họ Tô.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải dạng vừa. Bằng kinh nghiệm của một con cáo già lão luyện trong chính trị, ông Dũng có thể đã đánh hơi được mối nguy hiểm đang rình rập xung quanh mình và gia đình. Dĩ nhiên, trong bối cảnh này, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, việc rút con rể khỏi HĐQT Vietcap có thể là bắt đầu cho chiến lược “ve sầu thoát xác”. Tiếp theo đó sẽ có những thủ thuật thương lượng với Tô Lâm để bảo vệ sự nghiệp mà ông đã cố gắng xây dựng cho các con mình. Dù thế nào thì “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”, khi những tham quan đấu nhau tranh giành quyền lực, thì nạn nhân vẫn là người dân vô tội…
No comments:
Post a Comment