Saturday, April 6, 2024

Nhạc sĩ Việt Dzũng

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả, một người vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ, nổi tiếng với rất nhiều nhạc phẩm được đồng bào ưa chuộng. Trong thập niên 1980 (mặc dù bị cấm phổ biến) nhạc phẩm “Một chút quà cho quê hương” đã được hầu hết giới trẻ trong nước thuộc “nằm lòng”. Và đặc biệt, nhạc phẩm này đã ăn sâu vào lòng người Việt tỵ nạn trên toàn thế giới. Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Nhạc sĩ Việt Dzũng” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Thưa quý thính giả,

Một người vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ, nổi tiếng với hơn 400 nhạc phẩm được đồng bào ưa chuộng. Trong thập niên 1980 (mặc dù bị cấm phổ biến) nhạc phẩm “Một chút quà cho quê hương” đã được hầu hết giới trẻ trong nước thuộc “nằm lòng”. Và đặc biệt, nhạc phẩm này đã ăn sâu vào lòng người Việt tỵ nạn trên toàn thế giới.

Trong tiết mục Danh nhân nước Việt tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Nhạc sĩ Việt Dzũng” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

*****

Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ngày 8/9/1958 tại Sài Gòn. Thân phụ là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, mang cấp bậc Thiếu tá, y sĩ trưởng Sư đoàn 5 Bộ Binh, về sau là dân biểu Việt Nam Cộng Hòa. Thân mẫu là giáo sư trường nữ Trung học Gia Long.

Thuở nhỏ Việt Dzũng học trường Trung học Lasan Taberd. Trong giai đoạn từ năm 1971 đến 30/4/75, tham dự nhiều Đại nhạc hội Trẻ bên cạnh Trường Kỳ, Tùng giang, Nam Lộc .v.v.

-Sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, khi mới 17 tuổi, Việt Dzũng vượt biên sang Singapore, sau đó qua trại Tỵ nạn Subic ở Phi Luật Tân, được định cư tại Hoa Kỳ năm 1976. Trong 38 năm sống ở Hoa Kỳ, Việt Dzũng chưa bao giờ về Việt Nam.

-Việt Dzũng bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ năm 1978, bằng cách sáng tác nhạc Việt. Và cũng trong năm này, Việt Dzũng viết thêm nhiều bài hát cho người Việt tỵ nạn, đồng thời lên án nhà cầm quyền cộng sản trong nước.

-Năm 1978, nhờ cơ duyên Việt Dzũng gặp ca sĩ Nguyệt Ánh và 2 người đã cùng lưu diễn khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ. Các bài hát và hoạt động của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh là lý do, khiến cả 2 sau đó bị bạo quyền Việt Nam tuyên án tử hình vắng mặt.

-Năm 1996, Việt Dzũng đồng sáng lập chương trình phát thanh Radio Bolsa, phát ở Nam California, Bắc California, Houston và Texas. Ông được biết đến không chỉ với vai trò là người dẫn chương trình cho Trung tâm Asia và sát cánh với đài truyền hình SBTN, mà còn bởi các hoạt động đấu tranh, cổ súy cho phong trào dân chủ trong nước.

-Vào năm 2012, bất chấp dư luận quốc tế, nhà cầm quyền CSVN đã kết án Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, anh Ba Sài Gòn và sau đó là Việt Khang (tác giả 2 nhạc phẩm Anh là aiViệt Nam tôi đâu). Việt Dzũng lên tiếng cho rằng: "Đây là những bản án phi lý nhất mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã áp đặt lên những tù nhân lương tâm, chỉ vì họ có một cái tội duy nhất là bày tỏ lòng yêu nước của mình".

Cuối phần giới thiệu trong Dĩa Asia 71, Việt Dzũng nói ca khúc Triệu Con Tim của nhạc sĩ Trúc Hồ sẽ "thay thế cho những người ở Việt Nam bị bịt miệng không được cất tiếng nói". Dĩa Asia 71 cũng như bài hát Triệu Con Tim do Ca đoàn Ngàn Khơi hợp ca, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm phổ biến, nhưng mãi đến nay nó vẫn được lan truyền rộng rãi trên mạng và đã thu hút mấy triệu lượt người vào xem trên YouTube.

-Ngày 20/12/2013, do bệnh tim, nhạc sĩ Việt Dzũng đột ngột từ trần vào lúc 10 giờ 35 phút sáng tại bệnh viện Fountain Valley, quận Cam, California, Hoa Kỳ. Hưởng dương 55 tuổi.

-Ngày 21/12/2013, Nhạc sĩ vừa là MC Nam Lộc, đồng nghiệp của Việt Dzũng chia sẻ cảm xúc với đài BBC rằng: Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn cho những người tỵ nạn cộng sản, anh ta chỉ có một mục đích sống, đó là đóng góp cho nghệ thuật và cho quê hương, đất nước, cũng như không ngừng lên tiếng giúp những người không thể lên tiếng bảo vệ mình. Cộng đồng người Việt tự do mất đi một chiến sĩ luôn tranh đấu cho tự do, dân chủ và cho nhân quyền tại VN. Trung tâm Asia mất một người cố vấn nòng cốt và cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến”.

Nhạc sĩ Trúc Hồ viết trên Facebook: “Bạn hiền hãy yên tâm ra đi… chắc chắn thế hệ sau sẽ tiếp nối con đường đấu tranh 35 năm qua của bạn giúp cho VN được công bình và tự do. Mặc dù đứa con thân yêu của mẹ VN đã ra đi nhưng dòng nhạc bất tử vẫn còn mãi mãi ở lại với đời”.

*****

Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến tháng Tư năm 1975, Việt Dzũng đã từng chiếm giải nhất trong cuộc thi văn nghệ ở trường Tabert và thường đại diện trường tham dự các buổi “Văn nghệ Ủy lạo chiến sĩ VNCH”.

Sau khi định cư, nơi nào có người Việt tỵ nạn là nơi đó có tiếng đàn, giọng ca của Việt Dzũng. Ngoài các buổi trình diễn gây quỹ cho con tàu Cape D’anamur cứu người vượt biển và gây quỹ giúp Thương phế binh VNCH, Việt Dzũng còn đến các trại tỵ nạn Đông Nam Á để ủy lạo, mang lại niềm tin và hy vọng cho nhiều đồng bào bất hạnh, nhất là các trẻ em không thân nhân.

Việt Dzũng còn được đồng bào trong và ngoài nước xem là một chiến sĩ tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền tại VN. Trong thập niên 1980, 1990, hoạt động của Việt Dzũng thường là đề tài cho các tờ báo CS trong nước tấn công với những lời lẽ vu cáo, mạ lỵ, nhằm dìm tiếng tăm Việt Dzũng xuống vực sâu. Thế nhưng, CSVN càng vùi dập thì Việt Dzũng càng hăng say hoạt động và càng được nhiều người thương mến. Thôi thì, người con của nước Việt hãy yên nghỉ. Rồi đây, khi chế độ CSVN bị giải trừ, tại thủ đô Sài Gòn và các tỉnh thành đều có những con đường mang cái tên thân thương… Việt Dzũng.

No comments:

Post a Comment