Mở đầu chương trình mời quý vị theo dõi phần Tin Tức với Phụng Hoàng & Trường An.
1/ NGOẠI TRƯỞNG VATICAN SANG THĂM VN
Vào hôm
qua 9/4, Ngoại trưởng Vatican Paul Gallagher đã đến Việt Nam với hy vọng xoa
dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên, đồng thời dọn đường cho chuyến thăm
của Giáo hoàng Francis.
Tổng giám mục Paul Gallagher là quan chức
cấp cao nhất đến thăm Việt Nam kể từ khi quan hệ ngoại giao bị cắt đứt vào cuối
cuộc chiến tranh vào năm 1975, khi bạo quyền cộng sản trục xuất đại diện thường
trú của Vatican.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng giám mục
Paul Gallagher dự trù kéo dài sáu ngày, từ ngày 9 đến ngày 14/4. Lịch trình làm
việc của Tổng giám mục Paul Gallagher bao gồm cuộc gặp với Ngoại trưởng Bùi
Thanh Sơn và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ông Paul Gallagher dự trù có cuộc gặp gỡ
xã giao tại bộ nội vụ, đồng thời chủ sự thánh lễ tại nhà thờ Thánh Giuse ở Hà
Nội. Chuyến viếng thăm còn bao gồm chuyến đi thăm giáo tỉnh Huế để gặp gỡ các
sinh viên đại chủng viện và chủ tế thánh lễ tại nhà thờ Phú Cam.
Việt Nam có khoảng 7 triệu người Công
giáo, chiếm hơn 6% trong tổng dân số là 95 triệu người.
Cần biết Vatican và Việt Nam vào năm
ngoái đã đạt được thỏa thuận bổ nhiệm đại diện thường trú đầu tiên sau 1975 tại
Việt Nam là Tổng giám mục gốc Ba Lan Marek Zalewski. Ông này đã tới Hà Nội vào
ngày 31 tháng Giêng.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw8qwe63p3go
2/ CỰU GIÁM ĐỐC CÔNG AN HẢI PHÒNG
SẮP RA TÒA VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ
Cựu giám đốc công an Hải Phòng, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, sẽ
ra hầu tòa án về tội nhận hối lộ 35 tỷ đồng để chạy án vào ngày 12/4 tới đây.
Tòa án tỉnh Quảng Ninh đã thông báo lịch xử ông Đỗ Hữu Ca
và 12 người khác trong cùng vụ án “mua bán hóa đơn, nhận hối lộ và lừa đảo
chiếm đoạt tài sản”, theo báo chí lề đảng loan tin vào hôm qua 9/4.
Ông Đỗ Hữu Ca bị bắt giam vào ngày 18/ 2 năm ngoái. Ông này
đã nghỉ hưu vào tháng 7 năm 2013. Theo cáo trạng của công an, vào năm 2022, ông
Đỗ Hữu Ca được cặp vợ chồng Trương Xuân Đước và bà Nguyễn Thị Ngọc Anh đến nhờ
giúp chạy tội về hành vi mua bán hóa đơn trái phép. Số tiền nhờ chạy tội được
xác định là 35 tỷ đồng giao cho ông Đỗ Hữu Ca trong bốn lần.
Ông Đỗ Hữu Ca không giúp thành công việc chạy tội nhưng vẫn
giữ khoản tiền đó. Đến tháng 2 năm nay, viện kiểm sát tỉnh Quảng Ninh truy tố
ông Ca về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca khi còn tại chức được biết đến nhiều
qua vụ cưỡng chế đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng. Vụ
cưỡng chế bị phản ứng bằng biện pháp nổ súng bảo vệ đất từ phía gia đình ông
Vươn. Ông Đỗ Hữu Ca lúc bấy giờ cho rằng cuộc cưỡng chế là “trận đánh đẹp” của
lực lượng công an Hải Phòng.
3/ BAN BÍ THƯ KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG
7 QUAN CHỨC CAO CẤP
Vào hôm qua 9/4, chủ tịch các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi,
Phú Yên cùng bốn viên chức cấp cao tại những địa phương này và hai tỉnh Hà
Giang, Gia Lai đã bị ban bí thư đảng CSVN khai trừ khỏi đảng.
Bảy người bị khai trừ khỏi đảng mới nhất gồm có ông Lê Duy
Thành, chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc; ông Đặng Văn Minh, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi; ông
Cao Khoa, cựu chủ tịch Quảng Ngãi; ông
Phan Đình Cự, chủ tịch tỉnh Phú Yên; cùng với 4 giám đốc sở ngành của các tỉnh
thành khác.
Quyết định khai trừ ra khỏi đảng đối với 7 đảng viên nói
trên do ban bí thư đảng CSVN đưa ra, dựa trên đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương.
Cần biết là sau khi ông Nguyễn Văn Hậu, biệt danh Hậu Pháo,
chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt vào cuối tháng 2 vừa qua, nhiều quan
chức lãnh đạo một số tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi và Vĩnh Long đã bị bắt về
tội “nhận hối lộ”.
Những quan chức lãnh đạo tỉnh bị bắt giam gồm có bà Hoàng
Thị Thúy Lan, bí thư tỉnh Vĩnh Phúc; ông Lê Viết Chữ, bí thư tỉnh Quảng Ngãi; ông
Lê Duy Thành, chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc và ông Đặng Văn Minh, chủ tịch tỉnh Quảng
Ngãi. Mới đây chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng bị hạ bệ vì có liên quan đến vụ
này.
Bộ công an Việt Nam vào ngày 3/4 ra thông báo liên quan đến
vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn. Tính đến ngày 27/3, bộ công an đã ra quyết
định truy tố tổng cộng 17 quan chức có liên quan đến vụ án này.
4/ TỶ PHÚ TRỊNH VĂN QUYẾT BỊ TRUY
TỐ VỀ TỘI THAO TÚNG CỔ PHIẾU
Ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, vào hôm 8/4
đã bị truy tố hai tội danh là “thao túng thị trường chứng khoán” và “lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” sau hơn hai năm bị công an bắt giam để điều tra.
Ngoài ông Quyết còn có 50 đồng phạm khác cũng bị truy tố
trong vụ án cũng với hai tội danh nói trên và thêm hai cáo buộc khác nữa là “lợi
dụng chức vụ quyền hạn” và “cố ý công bố thông tin sai lệch”.
Theo cáo trạng, ông Quyết bị cáo buộc đã thông qua em gái là bà Trịnh Thị Minh
Huế mượn giấy tờ của nhiều người khác để mở 500 tài khoản chứng khoán rồi dùng
các tài khoản này để thổi giá 5 mã cổ phiếu, qua đó kiếm lời 723 tỷ đồng.
Riêng tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ông Quyết đã ra
lệnh cho cấp dưới lập hồ sơ góp vốn khống vào công ty cổ phần xây dựng Faros,
qua đó nâng vốn điều lệ của công ty từ 1 tỷ rưởi đồng lên đến hơn 4 ngàn tỷ
đồng rồi sau đó niêm yết 430 triệu cổ phiếu dựa trên số vốn khống này trên thị
trường chứng khoán Sài Gòn.
Tổng cộng qua cả hai hành vi, hơn 30 ngàn các nhà đầu tư
nhỏ đã bị ông Quyết lừa đảo chiếm đoạt tổng cộng hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Tập đoàn FLC được ông Trịnh Văn Quyết thành lập từ năm
2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch với 15 công ty con
và hai công ty liên kết,
No comments:
Post a Comment