Độc tài đảng trị sản sinh ra một bè lũ chuyên quyền tha hóa vô đạo, tự cho mình vô số đặc quyền đặc lợi để tha hồ tham nhũng ở mọi cấp chính quyền. Và thế là Tham nhũng ở Việt Nam “đã và đang xảy ra như là một hệ quả tất yếu rất khó tránh khỏi giữa tiền tài và quyền lực, xoắn lấy nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền” phản dân hại nước: DCSVN.
Để tiếp nối chương trình phát thanh tối hôm nay, trong tiết mục DNDL kính mời quí thính giả theo dõi bài viết của Lê Quốc Quân với tựa đề Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng: Lát cắt trong show diễn ngàn đại cảnh được đăng trên trang Báo Tiếng Dân qua sự trình bày của Khánh Ngọc.
Báo Tiếng Dân
Lê Quốc Quân
Ông Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi
hệ thống chính trị Việt Nam không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám
sát và sửa sai cho họ từ khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất.
Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình còn ông Võ
Văn Thưởng cũng coi như bị “tử hình về mặt chính trị”.
Ngày 5/3/2024 toà án nhân dân thành Hồ đưa vụ án Vạn
Thịnh Phát ra xét xử, Báo chí rầm rộ đưa tin dự kiến kéo dài 2 tháng và có thể
xử cả cuối tuần với 86 bị cáo, 10 kiểm sát viên, 200 luật
sư, khoảng 6 tấn hồ sơ với hơn 1 triệu bút lục, khoảng 2,400 người liên quan.
Thế nhưng chỉ mới hơn 2 tuần Viện Kiểm Sát (VKS) đã
đề nghị mức án tử hình cho Bà Lan và nhân dân đã kịp bước qua một mối quan tâm
khác là Hội nghị Trung Ương Đảng và kỳ họp bất
thường của Quốc Hội, với nhiều chương trình nghị sự
quan trọng hơn, liên quan trực tiếp đến người đại diện cho chính thể quốc gia.
Với tư cách là một người nộp thuế, tôi cứ nghĩ về
bà Trương Mỹ Lan làm thất thoát đến 489.000 tỷ đồng của Nhân dân; với tư cách
là một công dân đã từng bỏ phiếu, tôi cứ nghĩ về ông Võ Văn Thưởng, vị Nguyên
thủ quốc gia được quốc hội phê duyệt cách đây hơn 1 năm, bị Đảng “phế truất”, đứng
ngoài mọi hành vi chính trị của công dân trong một nước.
Nó đặt ra cho chúng ta câu hỏi lớn hơn về mối quan
hệ giữa cá nhân và Nhà nước. Làm sao Nhân dân có thể giúp xây dựng một nhà nước
tốt và ngược lại có thể bảo vệ mình khỏi một Nhà nước hư hỏng?
Nhà nước sinh ra để làm gì?
Khi còn là sinh viên Đại học luật, tôi từng đặt về câu hỏi bản chất của Nhà nước sinh ra để làm
gì?
Thực tế nhân loại không thể sống thiếu nhà nước. Nhà nước rất cần duy
trì trật tự, bảo vệ quyền lợi và giải quyết xung đột. Bên ngoài, Nhà nước bảo vệ
đất nước khỏi các mối đe doạ xâm lược bằng việc duy trì lực lượng vũ trang, bên
trong Nhà nước thu thuế, xây dựng hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng;
quan trọng nhất, Nhà nước rất cần để bảo vệ tự do, cải thiện chất lượng cuộc sống
trên quy mô lớn, làm cho nhân dân sống ổn định, công bằng và hạnh phúc.
Hai hình ảnh thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian
này đều gắn liền với khái niệm Nhà nước và “corruption” ở tầm thể chế, dù họ ở
hai vụ việc và hai vị trí khác nhau.
“Corruption” là sự hoại loạn bắt nguồn từ một trạng thái hư hỏng về đạo
đức và quyền lực ở cấp Nhà nước. “Corruption” ở Việt Nam đã và đang xảy ra như
là một hệ quả tất yếu rất khó tránh khỏi giữa tiền tài và quyền lực, xoắn lấy
nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền tự nhận mình “là đạo đức, là văn minh”. Thực chất sự mục
ruỗng như một một vết dầu loang đang lần tìm gặp ngọn lửa mon men trườn tới.
Trương Mỹ Lan – Võ Văn Thưởng: Tiền tệ và quan hệ
Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng là hai người khác biệt
ở vị trí công tác. Hai người cũng chịu trách nhiệm riêng rẽ với nhau trong hai
vụ việc nhưng đều cùng sống trong một Nhà nước Việt Nam, chia sẻ một bộ luật
hình sự, một Hiến pháp và một tương lai chung trong tổ quốc Việt Nam.
Đối với bà Trương Mỹ Lan, dù không giữ chức vụ gì
trong SCB nhưng bà có “quyền lực chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt
động của SCB”. Theo báo Thanh niên khai thác từ cáo trạng của vụ án thì
trong giai đoạn 10 năm (2012-2022) bị cáo “Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập
khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.257 khoản với hơn 1 triệu tỷ đồng”.
Số tiền bị thất thoát gây choáng váng với hầu hết tất cả mọi người. Gần
20 tỷ đô la trong một nền kinh tế khiêm tốn như Việt Nam thực sự vượt xa khỏi
trí tưởng tượng của những bộ óc bay bổng nhất.
Câu hỏi đau buốt đối với rất nhiều người là làm sao
mà một người phụ nữ bình thường lại có thể can thiệp sâu xa và rộng khắp vào hệ
thống ngân hàng Nhà nước trong suốt một thời gian dài đến như vậy? Câu trả lời
là Tiền. Tiền xẻ lối giữa hai hàng quyền lực và tạo đường đi riêng của nó,
không phải ít mà là 1 triệu tỷ đồng đã tìm được đường đi riêng giữa lòng xã hội.
Đối với ông Võ Văn Thưởng, từ một sinh viên ngành
triết học Mác Lê-Nin, hoàn toàn mờ nhạt trước nhân dân, cứ lần lượt đi lên cao
mãi, vì, như dư luận phỏng đoán, là có quan hệ. Ông thân tín với người
quyền lực nhất và Ông cho rằng mình đã nhận thức “đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm
quan trọng của lòng trung thành, sự kiên định về mục tiêu lý tưởng và con đường
đi tới mà Đảng đã lựa chọn”
Ngày Ông được giới thiệu và bầu làm chủ tịch nước,
tôi bồi hồi xúc động khi nghe ông phát biểu “Trân trọng và ủng hộ khát vọng vươn lên
của mỗi người dân”. Những ngôn từ đẹp đẽ và biết ơn được ông đưa ra như “Tôi
may mắn trưởng thành trong nghĩa Đảng, tình dân.”
“Nghĩa Đảng” mà ông đã đề cập
có lẽ cũng là câu hỏi nhức nhối mà nhân dân mong được hiểu. Nó là như thế nào? Có phải nhờ niềm tin
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng mà đã trở thành người đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức
cho 100 triệu người dân trong cả “hoạt động đối nội và đối ngoại” một cách đơn
giản vậy không?
Câu trả lời là quan hệ! Nền chính trị Việt Nam là
do một đảng cộng sản lãnh đạo. Cán bộ được đảng “quy hoạch” theo sự lựa chọn.
Vì vậy, “quan hệ” là trên hết. Nếu như bà Trương Mỹ Lan dùng tiền để xẻ lối,
thì việc được lãnh đạo tối cao của đảng để mắt có thể be bờ đắp đập, tạo thành
quan lộ thênh thang. Ngôi vương vì thế mà nằm gọn trong lòng ông.
Bị đề nghị “cách ly vĩnh viễn”
Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình còn ông Võ
Văn Thưởng cũng coi như bị “tử hình về mặt chính trị”. Bà Lan bị đề nghị cách
ly vĩnh viễn vì đồng tiền đã dẫn lối tiếp tay lùng bùng trong bóng tối, còn Ông
Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi hệ thống chính trị Việt Nam
không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám sát và sửa sai cho họ từ
khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất.
Hệ thống cũng được thiết kế để không một người dân
nào có khả năng bảo vệ sự trong sạch của chính mình khi nhà nước trở nên “hủ bại”.
Một giọt nước trong được đưa vào lọ mực đen, không
bao giờ có thể giữ và sống đúng với căn tính của mình. Ban đầu nó hy vọng là
chính mình, sau đó nó nghĩ sẽ “pha loãng” cho lọ mực bớt đen, nhưng cuối cùng
thì tự nó đã trở thành một phần tất yếu của lọ mực, chia sẻ một số phận và
“tương lai chung”.
Nghĩ về những cuộc họp vội vàng tốn kém tiền của của
Nhân dân ở thượng tầng để bàn về “Vấn đề nhân sự” đối với Chủ tịch nước Võ Văn
Thưởng; nghĩ về phiên toà kỷ lục phơi bày toàn bộ bối cảnh kinh tế và chính trị
của một đất nước, tôi liên tưởng đến những show diễn phản ánh về một Việt Nam
đương đại.
Nó là một show diễn về xã hội gồm hàng ngàn đại cảnh.
Nó có đầy đủ các yếu tố của tiền bạc và quyền lực, kinh tế và chính trị, niềm
kiêu hãnh và nỗi ô nhục ở một quy mô cực lớn. Nó là biểu hiện của một khối u khổng
lồ đang di căn.
Tiếc thay trong một xã hội mà quyền tự do báo chí
chỉ được xếp vị
trí 178 trong tổng số 180 quốc gia trên toàn cầu
thì dân chúng chỉ được xem một số lát cắt trong hàng ngàn đại cảnh. Võ Văn Thưởng
hay Trương Mỹ Lan đều là những nhân vật, những tế bào đang sống trong một thực
tại, một khối u chung không thể cắt bỏ đó.
Hết Trương Mỹ Lan là Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết,
Hậu Pháo… hết Trần Đại Quang là Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng… Và cứ thế, vở
kịch về sự hoại loạn cứ nối tiếp nhau và nhân dân thì mãi mãi chỉ là người đứng
xem, còn “đạo diễn” thần thánh vẫn nấp sau cánh gà.
No comments:
Post a Comment