Kính thưa quý thính giả,
Một người yêu nước, có lập trường chống cộng triệt để, suốt đời tận tụy phục vụ cho đất nước, từ chối lời mời “di tản” của người Pháp và Mỹ, cũng như từ chối nhận “quyền công dân” dưới chế độ cộng sản. Mẫu người Quốc Gia tiêu biểu đã từ trần trong cảnh nghèo khó và bệnh tật.
Trong
tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả
bài “Chí
sĩ Trần Văn Hương” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Trong buổi lễ nhậm chức Tổng Thống ngày 21/4/1975, cụ Trần văn Hương tuyên bố:
"Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến
đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may mà đất nước
không còn nữa thì cái nắm xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất
cả anh em binh sĩ."
Và Cụ đã thực hiện lời hứa, ở lại và nằm xuống bên cạnh
các chiến hữu của Cụ tại VN.
Cụ Trần Văn Hương sinh năm 1902 tại làng Long Châu, quận Châu thành tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đình nghèo, nhờ học giỏi Cụ được ra Hà Nội học ở trường Cao đẳng Sư phạm, cùng
thời với nhà cách mạng Nguyễn Thái Học, người sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng và lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Yên Bái năm 1930. Tuy nhiên, cụ Hương không chọn con đường
đấu tranh cách mạng mà tiếp tục con đường giáo dục.
Khi tốt nghiệp Cụ về dạy môn văn chương và
luận lý cho trường Collège Le Myre De Villers, tiền danh của trường Trung học Nguyễn Đình
Chiểu.
-Tháng 3/1945, Nhật đảo chánh
Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại cho thành lập Chính phủ Trần
trọng Kim, bổ nhiệm Cụ làm Đốc Học tỉnh Tây Ninh.
-Đến tháng 8/1945, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội cướp chính quyền, vua Bảo
Đại thoái vị, Cụ gia nhập Việt Minh.
-Đến năm 1946, Cụ thấy Việt Minh chụp mũ Việt Gian để thủ tiêu những người yêu nước, cũng như nhận
ra bản chất gian manh, xảo trá của người cộng sản, nên Cụ về quê, tuyên bố bất hợp tác với Việt Minh.
-Năm 1953, Cụ cùng ông Trần Văn Văn và
một số nhân sĩ quốc gia thành lập đảng Phục Hưng và được cử làm Chủ tịch.
Tháng 10/1954, Cụ được bổ nhiệm làm Đô trưởng Thủ đô Sài Gòn, nhưng chỉ được vài tháng
sau Cụ từ chức.
-Ngày 26/4/1960, Cụ cùng 17 nhân sĩ quốc gia
thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố “Bản Tuyên Cáo” tại khách sạn Caravelle với nội dung ôn hòa, chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô
Ðình Diệm mở rộng Nội Các cho những nhà trí thức hợp
tác với Chính phủ.
-Ngày 11/11/1960, Cụ ký tên ủng hộ cuộc đảo
chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng. Đảo chánh thất bại, Cụ bị bắt giam, trong tù Cụ viết tập thơ “Lao trung lãnh vận”.
-Sau khi Tổng
thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Cụ được thả ra và được bổ nhiệm làm Đô trưởng Sài
Gòn. Sau đó, Cụ được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời làm
Thủ tướng.
Cụ làm Thủ tướng được 84 ngày thì bị Trung tướng Nguyễn Khánh lật
đổ.
-Năm 1967, Cụ cùng ông Mai Thọ Truyền lập
liên danh “Người Gieo Mạ” ra tranh cử Tổng thống, nhưng thất cử vì chỉ được 10% phiếu cử tri.
-Tháng 5/1968, Tổng thống
Nguyễn văn Thiệu mời Cụ ra làm Thủ tướng, nhưng cũng chỉ được 96 ngày
thì Cụ xin từ chức.
-Năm 1971, Cụ đứng chung liên danh với
ông Nguyễn Văn Thiệu được đắc cử với chức vụ Phó tổng thống.
-Gần cuối
tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Cụ theo quy định của Hiếp
pháp.
Trong bài diễn văn trước Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 26/4/1975, Cụ cho biết đã tiếp xúc với Đại
tướng Dương Văn Minh và đã mời ông Minh đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng, nhưng ông
Minh không chịu, đòi chức Tổng thống. Ngay ngày hôm sau Quốc Hội
họp, đồng ý sửa lại Hiến Pháp và trao quyền Tổng thống cho ông Dương Văn Minh vào ngày 28/4/1975 để thương thuyết với cộng sản.
-Ngày 29/4/1975, Đại sứ Hoa
Kỳ Graham Martin đến từ giã và mời Cụ sang Mỹ lánh nạn, Cụ trả lời: “Rất cám ơn ông, nhưng tôi đã
suy nghĩ và quyết định ở lại nước tôi. Tôi biết cộng sản vào Sài Gòn, bao nhiêu
đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi
là người lãnh đạo họ, tôi ở lại để chia sẻ với họ phần nào niềm đau đớn tủi
nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đã đến thăm tôi”.
Trước đó, Tòa Đại Sứ Pháp cũng đã ngỏ lời đưa Cụ sang Pháp, nhưng Cụ cương quyết từ
chối.
Thời gian sau,
nhà cầm quyền CSVN trao trả “quyền công dân” cho Cụ, nhưng Cụ không nhận và nói rằng: “Tôi xin phép từ
chối vì binh sĩ và nhân viên của tôi vẫn còn bị giam cầm trong các trại tù cải tạo. Tôi sẽ là người sau cùng nhận cái quyền công
dân này, sau khi họ được
thả và nhận lại quyền công dân.”
Vì sự kiện này, Cụ không được cấp hộ khẩu,
không được cấp phiếu mua lương thực và bị quản thúc tại gia 3 năm, phải sống trong cảnh thiếu thốn, ốm đau. Cụ mất vào ngày 27/1/1982, nhằm mùng 3 Tết Nhâm Tuất,
hưởng thọ 80 tuồi.
Cụ ước nguyện được chôn trong
nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa để nằm bên anh em binh sĩ, cộng sản không chấp nhận, nên người nhà quyết định hỏa táng Cụ và đem tro cốt rải trong khu nghĩa trang này.
*****
Đã 49 năm qua, người Việt Quốc Gia vẫn luôn trân quý công lao của cụ Trần văn Hương. Tại hải ngoại, nhiều Cộng Đồng Người Việt Tự Do tổ chức lễ giỗ Cụ hàng năm, để tri ân và tưởng nhớ một Chí sĩ đã tận tâm phục vụ cho miền Nam VN trong việc xây
dựng nền tảng đạo đức và chính trị. Cuộc đời của
cụ Trần văn Hương xứng đáng là tấm gương sáng để các thế hệ
tiếp nối noi theo.
No comments:
Post a Comment