Friday, April 26, 2024

Tin Tức: Thứ Sáu 26.04.2024.

Tin Tức

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Bá Cơ trình bày sau đây.

1)VIỆT NAM LẠI PHẢN ỨNG MỘT CÁCH HÈN NHÁT TRƯỚC LỆNH CẤM ĐÁNH CÁ CỦA TRUNG CỘNG

“Lệnh cấm đánh bắt của Trung quốc tại Biển Đông không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa; mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên hiệp quốc tế Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.Không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”.

Đó là lời của Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, đưa ra ngày 25 tháng tư khi được báo giới hỏi về phản ứng của Hà Nội đối với việc Trung cộng công bố lệnh cấm đánh cá tại Biển Đông mới nhất.

Từ năm 1999, Trung cộng bắt đầu có lệnh cấm đánh cá tại khu vực Biển Đông. Đây là vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần đến 90% nằm trong đường đứt khúc do họ tự vạch ra. Đường này vào năm 2016 bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) ở La Hayes tuyên không có cả cơ sở pháp lý và lịch sử.

Lệnh cấm đánh cá tại Biển Đông và Biển Hoa Đông do Trung cộng đưa ra được áp dụng từ ngày 1 tháng năm đến ngày 16 tháng tám; bao trùm khu vực từ vĩ tuyến 12 đến phía Bắc Đài Loan, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung cộngđã chiếm đoạt từ Việt Nam vào năm 1974.

Mỗi khi Trung cộng đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt hải sản tại Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều lên tiếng phản đối lấy lệ nênTrung cộng vẫn làm và nhiều lần bắt giữ tàu, ngư dân, xua đuổi, tịch thu hải sản, ngư cụ, phun vòi rồng vào tàu cá Việt Nam…

Từ đầu tháng hai năm 2023, Luật Hải Cảnh của Trung cộng bắt đầu có hiệu lực. Luật này cho phép lực lượng chấp pháp Trung cộng dùng vũ khí bắn vào tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.  

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-reiterates-opposition-to-china-s-ban-on-fishing-in-the-scs-04252024084435.html

2)VIỆT NAM GỬI CÔNG HÀM NGOẠI GIAO CHO MALAYSIA SAU VỤ VA CHẠM MỚI NHẤT TẠI BIỂN ĐÔNG

Việt Nam vừa gửi một công hàm ngoại giao cho cơ quan chức quyền thành phố Putrajaya, Malaysia, sau vụ tàu của Cơ quan Chấp pháp Hàng hải Malaysia va chạm với một tàu cá Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

Vụ va chạm xảy ra hôm 22 tháng tư tại địa điểm cách Bãi Thám hiểm (Investigator Shoal) chừng 15 hải lý về phía đông nam. Tàu của Malaysia là tàu tuần duyên biển khơi KM Arau va chạm với một tàu cá số hiệu 90729.

Vụ va chạm khiến 22 người trên tàu cá 90729 rơi xuống biển. Sau đó cả hai phía Malaysia và Việt Nam lo cứu cấp.Tin cho biết trong số 22 người rơi xuống biển, có 17 người được những tàu cá Việt Nam khác trong khu vực đó cứu; năm người được tàu KM Arau cứu.Tham gia cuộc cứu cấp, phía Malaysia còn cử máy bay CL-415MP và tàu tấn công nhanh mới nhất thuộc nhóm Jerong, KD Jerong.

Bãi Thám hiểm thuộc quần đảo Trường Sa và do Malaysia chiếm giữ. Tuy nhiên thực thể này còn bị Trung cộng, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền thuộc về họ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-issues-diplomatic-note-to-malaysia-after-scs-collision-04252024093534.html

3)HÀNG XUẤT CẢNG VIỆT NAM BỊ KHỞI XƯỚNG ĐIỀU TRA TẠI NHIỀU NƯỚC.

Hàng xuất cảng của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại tại các nước bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Australia… tính đến hết tháng 12 năm 2023.

Theo báo cáo, chỉ riêng trong năm 2023, Việt Nam đã phải đối mặt với 15 vụ điều tra mới như vậy.

Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng nhiều vụ điều tra nhất với hàng hoá của Việt Nam trong năm 2023, theo báo cáo, với bảy sự việc. Chính xác là Mỹ điều tra bốn vụ chống bán phá giá (CBPG), một vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) và hai vụ điều tra phạm vi sản phẩm/chống lẩn tránh thuế PVTM (CLT).

Các mặt hàng bị điều tra đa dạng gồm các sản phẩm như nhôm đùn, dây cáp nhôm, giá để đồ bằng thép, bánh xe kéo bằng thép, máy xịt rửa áp lực cao, túi giấy, tôm...

Ngoài ra, Mỹ cũng rà soát một số biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đã áp dụng trước đó, như rà soát hành chính thuế CTC với lốp xe, rà soát hành chính thuế CBPG với mật ong nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo báo cáo mới, Ấn Độ hiện cũng đang điều tra 31 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hoá Việt Nam.

Tính đến tháng 6/2023, Canada đang điều tra 18 vụ phòng vệ thương mại với hàng hoá Việt Nam, nhưng không điều tra vụ mới trong năm 2023.

Australia đã điều tra 18 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất cảng của Việt Nam.

Tại ASEAN, bốn nước đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan.

Hiện Việt Nam đang đề nghị Hoa Kỳ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các vụ điều tra chống bán phá giá.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-goods-face-trade-brobes-in-many-markets-04252024083538.html

4)NGA CẢNH CÁO SẼ ĐÁP TRẢ NẾU MỸ TỊCH THU TÀI SẢN BỊ PHONG TỎA.

Ngày 25/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết rằng nước này đang để ngỏ khả năng hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ nếu Washington cùng các nước phương Tây khác có những hành động thực tế nhằm tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa. Ông cũng cho biết Nga đang nghiên cứu phương cách đáp trả tốt nhất, trong đó có nhằm vào tài sản của phương Tây và biện pháp ngoại giao.

Hôm 20/4 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua một khoản dự luật, trong đó có dự luật liên quan đến việc việc tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa tại các ngân hàng Mỹ. Sau thông tin này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng phía Nga sẽ xác minh những chi tiết của dự luật, đồng thời cảnh cáo sẽ hành động theo cách bảo đảm những lợi ích của Nga.

Theo thống kê, hơn 6 tỷ USD trong số 300 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Nga nằm ở các ngân hàng Mỹ. Số còn lại bị phong tỏa tại Đức, Pháp và Bỉ.

https://trithucvn.co/the-gioi/nga-canh-bao-se-dap-tra-neu-my%cc%83-ti%cc%a3ch-thu-tai-san-bi%cc%a3-phong-to%cc%89a.html

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment