Thưa quí thinh giả,
Đã thành lệ, cứ sau mỗi vụ bắt bớ chính trị trong nước, dư luận lại ồn ào phân tích, suy luận, phán đoán.
Một ví dụ là tháng 5/2008, sau vụ bắt hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến , làng báo Việt Nam trải qua nhiều ngày xao xác. Ai không quan tâm thì thôi, ai quan tâm thì sẽ đua nhau bàn tán, với đủ mọi giả thiết và thuyết âm mưu: “Đang Đại lễ Phật đản, đang họp Quốc hội, dư luận quốc tế đang nhìn vào. Sao lại bắt lúc này? Phải chăng là có một sự dàn dựng nào đó, để chứng minh một điều gì? Phải chăng là có một cuộc đấu đá nội bộ?”, v.v.
Làn sóng bắt bớ nhằm vào những người hoạt động dân chủ, bắt đầu từ blogger Mẹ Nấm vào ngày 10/10 đến nay, một lần nữa làm dấy lên những phân tích, suy luận và phán đoán. Câu hỏi lớn nhất đặt ra luôn xoay quanh từ Tại Sao? Tại sao bắt? Tại sao lại là (những) người đó? Tại sao lại là lúc này?
Buôn dân
Nói chung thì có nhiều lý do để lực lượng bảo vệ chế độ bắt một cá nhân nào đó, ví dụ:
– Cần dằn mặt phong trào đấu tranh;
– Cần gây mất tập trung, gây rối, làm nhiễu loạn phong trào đấu tranh, nôm na là “phá thối cho chúng nó không yên thân làm nổi việc gì”;
– Cần tiêu diệt ngay một nhóm hội có biểu hiện “có tổ chức, làm được việc”, bởi lý thuyết mà an ninh Việt Nam thuộc nằm lòng là luôn phải đập tan tổ chức phản động từ trong trứng nước, quyết không để tia lửa bùng phát thành ngọn lửa;
– Cần “hàng” để mặc cả cái gì đó với quốc tế, chủ yếu là Mỹ và phương Tây;
– Cần thể hiện cái gì đó với quốc tế, chủ yếu là Mỹ và Trung Quốc;
– Cần giải ngân nguồn kinh phí khổng lồ dành cho hoạt động trấn phản (chống phản động);
– Cần lên lon, lên lương, lên chức, khen thưởng;
– Phe này cần bắt để đổ vấy và bôi xấu phe kia (trong nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước);
– v.v.
Tóm lại là nhiều lý do, nhưng chẳng cái nào lương thiện.
Tất cả những lý do, mục đích để an ninh bắt người chỉ đều làm nổi lên một sự thực chua chát: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước buôn dân. Cấp cao thì buôn tù nhân lương tâm để đổi lấy hợp đồng, hiệp định, điều ước quốc tế. Cấp thấp thì buôn người hoạt động dân chủ để lấy thành tích, lên lon, lên lương, lãnh thưởng.
Logic của việc “bắt phản động”
Sự thật vốn đơn giản lắm: Chống tình báo Hoa Nam, chống Tàu cộng để bảo vệ đất nước, thì tất nhiên với trình độ và năng lực vô cùng hạn chế của mình, an ninh Việt Nam bó tay rồi. Chống CIA, khủng bố ISIS lại càng không. Tóm lại là chẳng làm được gì nước ngoài, thôi thì quay sang đè bọn dân đen ra, dán cho nó cái nhãn “chống phá nhà nước”, “lật đổ chính quyền nhân dân”, thổi phồng nó lên cho nó có vẻ nguy hiểm, rồi bắt vậy. Có thế mới có cớ ăn lương hay giải ngân “kinh phí hỗ trợ” chứ, không thì thất nghiệp.
Và vì vậy, những cá nhân lẻ loi hoạt động dân chủ-nhân quyền kia bỗng dưng bị đẩy lên thành phần tử nguy hiểm, đe dọa an ninh quốc gia. Sự thật đơn giản nhưng lại cay đắng: Họ trở thành nạn nhân của an ninh Việt Nam, nạn nhân của sự điên cuồng lập thành tích, kiếm chác.
Ta thấy sự thật đó trong vụ án Điếu Cày và CLB Nhà báo Tự do (2012). Không ai nghĩ những blogger không thẻ nhà báo, không quan hệ thân thế, không địa vị, tiếng tăm… lại có thể trở thành một lực lượng đe dọa chế độ. Nhưng an ninh Việt Nam thì tin đấy, hay nói đúng hơn, an ninh cố tình đẩy Điếu Cày và CLB Nhà báo Tự do tới tầm đó.
Ta thấy sự thật đó trong vụ án Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Công Định – Lê Thăng Long năm 2010. Không ai nghĩ việc ba cá nhân lập ra một nhóm “nghiên cứu Chấn” để đăng bài trên blog Yahoo 360! lại có thể đe dọa chế độ. Nhưng an ninh Việt Nam thì tin đấy, hay nói đúng hơn, an ninh cố tình đẩy ba trí thức “trói gà không chặt” này tới tầm đó.
Để tăng cường tính thuyết phục cho cáo trạng, an ninh còn vẽ thêm nhiều chi tiết bí hiểm và rắc rối, tạo cho đương sự vẻ “nặng tội”, như CLB Nhà báo Tự do có quan hệ với các đảng phái bên ngoài, nhận tiền đô-la của “thế lực thù địch”, Lê Công Định từng sang Thái Lan, dùng tới 7 cái điện thoại di động để che mắt cơ quan điều tra…
Ta thấy sự thật đó trong các vụ án Nguyễn Xuân Nghĩa – Phạm Thanh Nghiên, Hùng – Hạnh – Chương, 14 thanh niên Công giáo, Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha, Ba Sàm – Minh Thúy. Ta rồi cũng sẽ thấy điều đó trong các vụ án Nguyễn Văn Đài – Lê Thu Hà, Mẹ Nấm, Hồ Hải, Lưu Văn Vịnh… sau này.
Thực chất là tất cả các cá nhân ấy có thể nguy hiểm, nhưng không tới mức đe dọa cả chế độ. Chính quyền công an trị này, tuy thối nát, song thừa đủ sức mạnh để đè bẹp bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mới manh nha có ảnh hưởng tới xã hội.
Song, các cá nhân đó vẫn bị bắt, vẫn bị xét xử và kết án như những tội phạm đe dọa an ninh quốc gia, vì lực lượng an ninh cần thế. Logic ở đây là: Bảo vệ an ninh quốc gia thật thì khó lắm, bất khả thi lắm, cho nên thôi thì bảo vệ Đảng cho nó dễ, rồi gọi đấy là vấn đề an ninh quốc gia là xong. Cứ đè mấy đứa “dân chủ-nhân quyền” ra mà trấn áp, coi như hoạt động của chúng nó là xâm hại an ninh quốc gia. Kiểm soát, đánh, bắt, tiêu diệt bọn ấy rất dễ dàng, vì bọn nó có chống lại được đâu, chẳng khác lũ gà trong chuồng, thích hốt lúc nào thì hốt. Đã thế công việc lại ra tiền, mà nhiều tiền nữa – gì chứ kinh phí cho an ninh quốc gia thì miễn hỏi, miễn công khai. Được lợi nhiều bề, tội gì không làm.
Còn Đảng còn mình, còn Đảng còn tiền, nghĩa là như thế đó.
Đã thành lệ, cứ sau mỗi vụ bắt bớ chính trị trong nước, dư luận lại ồn ào phân tích, suy luận, phán đoán.
Một ví dụ là tháng 5/2008, sau vụ bắt hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến , làng báo Việt Nam trải qua nhiều ngày xao xác. Ai không quan tâm thì thôi, ai quan tâm thì sẽ đua nhau bàn tán, với đủ mọi giả thiết và thuyết âm mưu: “Đang Đại lễ Phật đản, đang họp Quốc hội, dư luận quốc tế đang nhìn vào. Sao lại bắt lúc này? Phải chăng là có một sự dàn dựng nào đó, để chứng minh một điều gì? Phải chăng là có một cuộc đấu đá nội bộ?”, v.v.
Làn sóng bắt bớ nhằm vào những người hoạt động dân chủ, bắt đầu từ blogger Mẹ Nấm vào ngày 10/10 đến nay, một lần nữa làm dấy lên những phân tích, suy luận và phán đoán. Câu hỏi lớn nhất đặt ra luôn xoay quanh từ Tại Sao? Tại sao bắt? Tại sao lại là (những) người đó? Tại sao lại là lúc này?
Buôn dân
Nói chung thì có nhiều lý do để lực lượng bảo vệ chế độ bắt một cá nhân nào đó, ví dụ:
– Cần dằn mặt phong trào đấu tranh;
– Cần gây mất tập trung, gây rối, làm nhiễu loạn phong trào đấu tranh, nôm na là “phá thối cho chúng nó không yên thân làm nổi việc gì”;
– Cần tiêu diệt ngay một nhóm hội có biểu hiện “có tổ chức, làm được việc”, bởi lý thuyết mà an ninh Việt Nam thuộc nằm lòng là luôn phải đập tan tổ chức phản động từ trong trứng nước, quyết không để tia lửa bùng phát thành ngọn lửa;
– Cần “hàng” để mặc cả cái gì đó với quốc tế, chủ yếu là Mỹ và phương Tây;
– Cần thể hiện cái gì đó với quốc tế, chủ yếu là Mỹ và Trung Quốc;
– Cần giải ngân nguồn kinh phí khổng lồ dành cho hoạt động trấn phản (chống phản động);
– Cần lên lon, lên lương, lên chức, khen thưởng;
– Phe này cần bắt để đổ vấy và bôi xấu phe kia (trong nội bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước);
– v.v.
Tóm lại là nhiều lý do, nhưng chẳng cái nào lương thiện.
Tất cả những lý do, mục đích để an ninh bắt người chỉ đều làm nổi lên một sự thực chua chát: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một nhà nước buôn dân. Cấp cao thì buôn tù nhân lương tâm để đổi lấy hợp đồng, hiệp định, điều ước quốc tế. Cấp thấp thì buôn người hoạt động dân chủ để lấy thành tích, lên lon, lên lương, lãnh thưởng.
Logic của việc “bắt phản động”
Sự thật vốn đơn giản lắm: Chống tình báo Hoa Nam, chống Tàu cộng để bảo vệ đất nước, thì tất nhiên với trình độ và năng lực vô cùng hạn chế của mình, an ninh Việt Nam bó tay rồi. Chống CIA, khủng bố ISIS lại càng không. Tóm lại là chẳng làm được gì nước ngoài, thôi thì quay sang đè bọn dân đen ra, dán cho nó cái nhãn “chống phá nhà nước”, “lật đổ chính quyền nhân dân”, thổi phồng nó lên cho nó có vẻ nguy hiểm, rồi bắt vậy. Có thế mới có cớ ăn lương hay giải ngân “kinh phí hỗ trợ” chứ, không thì thất nghiệp.
Và vì vậy, những cá nhân lẻ loi hoạt động dân chủ-nhân quyền kia bỗng dưng bị đẩy lên thành phần tử nguy hiểm, đe dọa an ninh quốc gia. Sự thật đơn giản nhưng lại cay đắng: Họ trở thành nạn nhân của an ninh Việt Nam, nạn nhân của sự điên cuồng lập thành tích, kiếm chác.
Ta thấy sự thật đó trong vụ án Điếu Cày và CLB Nhà báo Tự do (2012). Không ai nghĩ những blogger không thẻ nhà báo, không quan hệ thân thế, không địa vị, tiếng tăm… lại có thể trở thành một lực lượng đe dọa chế độ. Nhưng an ninh Việt Nam thì tin đấy, hay nói đúng hơn, an ninh cố tình đẩy Điếu Cày và CLB Nhà báo Tự do tới tầm đó.
Ta thấy sự thật đó trong vụ án Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Công Định – Lê Thăng Long năm 2010. Không ai nghĩ việc ba cá nhân lập ra một nhóm “nghiên cứu Chấn” để đăng bài trên blog Yahoo 360! lại có thể đe dọa chế độ. Nhưng an ninh Việt Nam thì tin đấy, hay nói đúng hơn, an ninh cố tình đẩy ba trí thức “trói gà không chặt” này tới tầm đó.
Để tăng cường tính thuyết phục cho cáo trạng, an ninh còn vẽ thêm nhiều chi tiết bí hiểm và rắc rối, tạo cho đương sự vẻ “nặng tội”, như CLB Nhà báo Tự do có quan hệ với các đảng phái bên ngoài, nhận tiền đô-la của “thế lực thù địch”, Lê Công Định từng sang Thái Lan, dùng tới 7 cái điện thoại di động để che mắt cơ quan điều tra…
Ta thấy sự thật đó trong các vụ án Nguyễn Xuân Nghĩa – Phạm Thanh Nghiên, Hùng – Hạnh – Chương, 14 thanh niên Công giáo, Phương Uyên – Đinh Nguyên Kha, Ba Sàm – Minh Thúy. Ta rồi cũng sẽ thấy điều đó trong các vụ án Nguyễn Văn Đài – Lê Thu Hà, Mẹ Nấm, Hồ Hải, Lưu Văn Vịnh… sau này.
Thực chất là tất cả các cá nhân ấy có thể nguy hiểm, nhưng không tới mức đe dọa cả chế độ. Chính quyền công an trị này, tuy thối nát, song thừa đủ sức mạnh để đè bẹp bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mới manh nha có ảnh hưởng tới xã hội.
Song, các cá nhân đó vẫn bị bắt, vẫn bị xét xử và kết án như những tội phạm đe dọa an ninh quốc gia, vì lực lượng an ninh cần thế. Logic ở đây là: Bảo vệ an ninh quốc gia thật thì khó lắm, bất khả thi lắm, cho nên thôi thì bảo vệ Đảng cho nó dễ, rồi gọi đấy là vấn đề an ninh quốc gia là xong. Cứ đè mấy đứa “dân chủ-nhân quyền” ra mà trấn áp, coi như hoạt động của chúng nó là xâm hại an ninh quốc gia. Kiểm soát, đánh, bắt, tiêu diệt bọn ấy rất dễ dàng, vì bọn nó có chống lại được đâu, chẳng khác lũ gà trong chuồng, thích hốt lúc nào thì hốt. Đã thế công việc lại ra tiền, mà nhiều tiền nữa – gì chứ kinh phí cho an ninh quốc gia thì miễn hỏi, miễn công khai. Được lợi nhiều bề, tội gì không làm.
Còn Đảng còn mình, còn Đảng còn tiền, nghĩa là như thế đó.
Đoan Trang
No comments:
Post a Comment