Friday, October 18, 2024

Khoa học phục vụ con người

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện: Trí thông minh nhân tạo (AI) đang làm thay đổi sinh hoạt của con người và xã hội. Giữa những lợi ích cũng có những phiền phức, có khi làm hại đến con người nữa.... 

Kịch Bản

MN. Chào anh BC và anh HS. Đi đâu MN cũng nghe người ta nói đến trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence gọi tắt là AI) Chắc hai anh có tìm hiểu nhiều về đề tài này, vậy hai anh có thể cắt nghĩa sơ sơ cho MN hiểu tí xíu được không? 

HS- Ơ hay, lúc này đi đâu HS cũng nghe người ta bàn tán về bầu cử ở Mỹ và chiến tranh ở Trung Đông, rồi chiến tranh ở Ukraine, chứ có nghe ai nói về trí thông minh hay trí ngu dốt gì đâu à cô hai. Anh BC có biết gì về chuyện MN muốn hỏi không? 

BC-  Chào MN và anh HS. Thông tin thì lúc nào chẳng có, đó là việc kiếm cơm của báo đài, của truyền thông đại chúng mà. Ai thích nghe loại nào thì cho đó là tin chính đấy thôi. Anh HS hay nghe tin thời sự thì biết về chuyện bầu cử, chuyện chiến tranh. MN thích khoa học kỹ thuật thì biết chuyện trí tuệ nhân tạo, còn BC ưa theo dõi chuyện VN thì biết Tàu Cộng muốn nuốt sống VN ta.  Đó cũng là chuyện bình thường thôi mà. Còn về trí tuệ nhân tạo, thì cả ba chúng ta không phải là chuyên gia về lãnh vực này, nhưng các thông tin thì có nhiều, nên BC đề nghị ai biết gì thì chia sẻ điều ấy, như vậy được không? 

MN- Hoan nghênh anh BC! MN biết đây là một lãnh vực khoa học rất phúc tạp, chúng ta không có đủ kiến thức để bàn sâu về đề tài này, mà MN chỉ muốn biết sơ về một vài ứng dụng của nó, vì MN nghe và đọc được những lời ca tụng cũng như sự dè dặt và cảnh báo khi sử dụng AI mà thôi. Thí dụ như AI có thể giúp cho người khiếm thị và người mù đi lại được thay vì phải có người giúp đỡ. Hay người ta sử dụng AI để lừa đảo người thật thà lương thiện.....v.v. nhiều chuyện lắm hai anh à! 

HS- Nếu chỉ tìm hiểu về những ứng dụng của AI, thì HS cũng nghe nói đến nhiều. Một trong các ứng dụng khá phổ biến hiện nay là những con người máy gọi là robot. Robot đã được đưa vào phục vụ trong hệ thống sản xuất dây chuyện từ lâu rồi. Càng ngày càng có những con robot làm được những việc phức tạp, gần như một nhân công bình thường, như phục vụ ở tiệm ăn chẳng hạn. 

BC- Đúng thế, gần đây ở California, khi có luật tăng lương cho nhân viên làm việc trong các nhà hàng bán thức ăn nhanh lên $20/giờ. Nhiều tiệm không đủ tiền mướn nhân viên, nên người ta thay  bằng những con robot để làm những việc đơn giản nhưng rất mau lẹ. Thế là một số người bị mất việc. Đó cũng là một ứng dụng hay đấy. Còn việc giúp người khiếm thị hay mù thì chắc phải phức tạp hơn.

MN- Đúng vậy, theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 300 triệu người khiếm thị và hơn 40 triệu người mù. Những người này cần người hay chó dẫn đường, họ có cây gậy trắng làm dụng cụ, nhưng bây giờ nhiều nhà khoa học, nhiều công ty đang phát triển những dụng cụ mới rất tinh vi để giúp những người này tự đi đứng được, đó là tin vui cho những gia đình có người mù hay khiếm thị đấy. 

HS- Chắc những ứng dụng tương tự như xe tự hành, nhờ vào những camera và những dụng cụ cảm biến tạo ra âm thanh hay những rung động, kể cả lời hướng dẫn chi tiết nữa,  giúp cho người mù biết tình trạng con đường họ đang đi có gì để mà tránh. 

BC- Áp dụng nguyên tác ấy, công ty Israel Orcam, đã chế ra camera gắn trên mắt kính, với ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giúp cho người mù và người khiếm thị hiểu được các văn bản và xác định được các vật thể, nhờ giọng nói mô tả những gì mà họ không nhìn thấy được. Rồi công ty Lumen của Rumani mới giới thiệu một loại mắt kính có thể thay thế chó dẫn đường. Họ cũng sử dụng 6 camera  và các cảm biến tai nghe để hướng dẫn người mù. Khi phát hiện thứ gì đó ở phía trước, tai nghe được tín hiệu ở bên phải hoặc bên trái để hướng dẫn người mù nữa. 

MN- Trí tuê nhân tạo cũng sử dụng các ứng dụng hỗ trợ tạo ra giọng nói như Siri, Google Assistant và Amazon Alexa, nó có thể trả lời các lệnh thoại, cung cấp thông tin ngay cả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác. Đăc biệt lúc này người ta sử dụng

nhiều chatbots, là những thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của người khiếm thị và người mù, nó mô phỏng các cuộc trò chuyện với người dùng thông qua internet. Các chatbot này sử dụng giọng nói và văn bản để giao tiếp, nó có thể hiểu và trả lời các câu hỏi, đưa ra lời khuyên, hỗ trợ, các chatbot này sử dụng trí thông minh đàm thoại, được điều chỉnh như từng cá nhân, nên dễ tiếp cận cho những người khiếm thị và người mù nữa. Thật là những tin vui lớn đấy. 

HS- Chắc nhờ vào sáng kiến ấy mà một nhóm chuyên gia ở Pháp đã phát triển một loại điện thoại ứng dụng chatbot dành riêng  cho người mù và người khiếm thị. Điện thoại hiện được bán với giá khoảng gần 385 euro, cộng thêm tiền thuê bao mỗi tháng 12 euro. Giá còn rẻ hơn Iphone hiệu quả táo nữa đấy. 

BC. Phone thì rẻ, nhưng tiền thuê mỗi tháng 12 Euro thì đắt đấy. Nhưng đó cũng là một ứng dụng tốt. Chưa dừng ở đó đâu, công ty Biped.ai, ở Thụy Sĩ, đã giới thiệu một sản phẩm có tên NOA, là một bộ dây nịt gắn máy định vị GPS và máy tính ở bên phải, một camera ở bên trái ngực, và một pin phía sau cổ. Tất cả các thiết bị nặng chưa đến 1 kg. Nhờ trí tuệ nhân tạo, NOA xác định các mối nguy hiểm, hướng dẫn và mô tả môi trường xung quanh người sử dụng.  Giá bán hiện nay khoảng 4,300 euro một bộ.

MN- Từ sáng chế này, hãng có tham vọng sẽ phát triển ứng dụng chế ra phi công nhân tạo nữa đấy. Tóm lại ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI mới xuất hiện chưa đầy 10 năm mà đã phát triển nhanh đến chóng mặt, chưa biết năm bảy chục năm nữa thì chuyện gì  sẽ xảy ra, hả hai anh? 

HS- Theo HS thì dù có phát triển thế nào đi nữa, một nguyên tắc phải đặt ra, đó là khoa học kỹ thuật là để phục vụ hạnh phúc của con người. Vì hiện nay không ít những ứng dụng khoa học kỹ thuật đã bị lạm dụng vào những mục tiêu đen tối rối đó. 

BC- Anh HS nói đúng, chỉ nguyên một chuyện là dùng trí tuệ nhân tạo để lừa đảo đánh cắp tài sản của người khác đã là nguy lắm, rồi đây còn bao nhiêu thứ thật hay giả, chẳng ai biết được, e rằng thế giới này sẽ loan mất thôi. Nhưng đề tài này còn rất nhiều chuyện phải bản nữa, chúng ta không d8u3 giớ, nên tạm dừng ở đây đi. Cảm ơn MN đã nêu ra đề tài này.

No comments:

Post a Comment