Trên danh nghĩa, một quốc
gia chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, sẽ không có sự chênh lệch giầu nghèo giữa các tâng
lớp dân chúng, mọi người đều được chia sẻ đồng đều phúc lợi về mặt xã hội.
Thế nhưng, trong thực tế,
dù mang danh xưng “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” nhưng Việt Nam lại là một đất nước
trong đó bọn “Tư Bản Đỏ” cấu kết với thành phần đảng viên, cán bộ tham nhũng,
thối nát để trục lợi cho cá nhân phe nhóm. Trong khi đó thì đại đa số dân chúng
phải chịu cảnh bị bóc lột, ăn chận, ức hiếp.
Trong chuyên mục CHUYỆN NƯỚC NON MÌNH hôm nay, xin mời quý thính giả theo dõi bài “BẢO HIỂM Y TẾ CÓ ĐÓNG CŨNG NHƯ KHÔNG!” của tác giả CHÂU NAM VIỆT đăng trong trang nhà VIỆT NAM THỜI BÁO, do Ngọc Sương trình bày sau đây:
CHÂU NAM VIỆT
Bảo Hiểm Y Tế từ lâu được nhà nước quảng bá như một
công cụ hữu ích để giúp giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, đặc biệt
trong bối cảnh sống còn nhiều khó khăn của người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên,
thực tế thì mặc dù người dân đã đóng đủ tiền BHYT, nhưng khi khám chữa bệnh lại
không được nhận thuốc từ bệnh viện. Mà phải mua thuốc bên ngoài, đôi khi với
giá thành rất cao. Nghịch lý ở chỗ là hiện quỹ Bảo hiểm y tế hiện nay kết dư
lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng danh mục thuốc vẫn cập nhật một cách nhỏ giọt.
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, chỉ riêng
trong 3 năm 2020-2022, quỹ Bảo hiểm y tế có kết dư lớn, trên 33.000 tỷ đồng và
đến hết năm 2023, quỹ Bảo hiểm y tế kết dư 40.000 tỷ đồng. Bên cạnh, số thu
BHYT cũng tăng qua các năm, năm 2020 thu 25.000 tỷ đồng thì đến nay số thu ước
126.000 tỷ đồng/năm. Từ ngày 1/7, mức lương cơ bản tăng lên, vì thế số thu cũng
tăng lên đáng kể. Đây là nguồn tài chính dồi dào giúp duy trì và phát triển hệ
thống bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, không ai biết số tiền này hiện đang được sử dụng
vào mục đích gì mà tại sao thuốc vẫn thiếu và người dân không được hưởng đủ quyền
lợi?
Khi tham gia đóng bảo hiểm, người dân luôn mong muốn sẽ
được chăm sóc y tế tốt hơn mà không phải chịu gánh nặng tài chính. Mà, thực tế
thì trái ngược hoàn toàn. Khi thuốc trong danh mục bảo hiểm không có, bệnh nhân
buộc phải mua thuốc ngoài chi phí tự chi trả. Điều này không chỉ gây áp lực cho
tài chính của người dân mà còn tạo ra họ cảm thấy bị đối xử bất công, bởi họ đã
đóng bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu thêm chi phí phát sinh bên
ngoài.
Bà Nguyễn T.L., một bệnh nhân bệnh tiểu đường tại TP.
Hồ Chí Minh nói với phóng viên VIỆT NAM THỜI BÁO (xin trích) “tôi đã tham
gia bảo hiểm nhiều năm và luôn luôn đóng thủ công đúng hạn. Nhưng trong lần
khám bệnh gần đây tại một bệnh viện tuyến quận, tôi vẫn phải bỏ ra gần 700.000
đồng để mua thuốc bên ngoài bệnh viện vì bệnh viện không có thuốc. Tôi đã đóng
bảo hiểm nhiều năm, nhưng giờ lại phải tự mua thuốc thì Bảo hiểm y tế còn có ý
nghĩa gì nữa?”
Bà T.Th. M., 42 tuổi, sống tại quận Bảo hiểm y tế Tân
Bình, TP. Hồ Chí Minh, nói với phóng viên VIỆT NAM THỜI BÁO (trích): “tôi đã
tham gia hơn 5 năm, tuy nhiên khi
đi khám bệnh, tôi được bác sĩ kê đơn và yêu cầu mua một số loại thuốc bên ngoài
do bệnh viện thiếu
thuốc. Tổng chi phí thuốc tôi phải tự mua lên đến 300.000 đồng, đây
là số tiền bằng cả ngày đi làm của tôi. Tôi đã đóng bảo hiểm đều đặng mỗi năm,
nhưng khi bệnh, tôi lại phải bỏ tiền ra mua thuốc, vậy tiền bảo hiểm tôi đóng
vào đã đi đâu?”
Tình trạng này là vấn đề chung của rất nhiều người dân
trên cả nước. Tại nhiều bệnh viện tuyến cơ sở, thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch
cho đến các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính đều rơi vào tình trạng thiếu hụt.
Bệnh nhân buộc phải mua thuốc ở bên ngoài, mà những loại thuốc này thường có
giá cao hơn so với giá niêm yết tại các cơ sở y tế công lập. Loại thuốc mà bệnh
viện báo cáo còn thiếu, thường chỉ cần bước ra khỏi cổng bệnh là có thể dễ dàng
tìm mua. Điều này khiến người ta thắc mắc: nếu thuốc bên ngoài không thiếu, tại
sao bệnh viện thiếu?
Một vấn đề khác cũng cần được làm rõ là tại sao BHYT
không trả lại tiền cho bệnh nhân khi họ phải mua thuốc bên ngoài do bệnh viện
thiếu thuốc? Theo lý thuyết, nếu bệnh viện không có thuốc trong danh mục thuốc
BHYT thì lẽ ra bệnh nhân phải được hoàn trả phí mà họ đã bỏ ra để mua thuốc
ngoài. Tuy nhiên, hiện tại nhà nước lại chưa có chính sách hoặc xác định rõ
ràng về việc này. Như vậy, chẳng khác nào như một doanh nghiệp kinh doanh, chỉ
bán sản phẩm lấy tiền chứ không hề có trách nhiệm với sản phẩm và quyền lợi của
người mua.
Điều này rõ ràng là bất công đối với những người đã bỏ
tiền mua bảo hiểm nhưng lại không được hưởng lợi ích tương xứng như cam kết. Nếu
bệnh viện không có đủ thuốc, may ra bảo hiểm phải có cơ chế bồi đắp chi phí mà
người bệnh đã bỏ ra, để đảm bảo rằng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm
không bị xâm phạm.
Theo Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định nghiêm cấm
các hành vi sau đây: Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo
hiểm y tế. Như vậy, việc nhà cầm quyền không đảm bảo cung cấp đầy đủ các quyền
lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế có thể được xem là vi phạm nghiêm trọng điều
luật mà do chính họ đã ban hành.
Người dân đã đóng bảo hiểm, nhưng khi gặp vấn đề về sức
khoẻ, họ lại phải bỏ tiền túi để mua thuốc bên ngoài, điều này thật sự vô lý.
Trong khi đó, quỹ Bảo hiểm y tế lại có số kết dư rất lớn nhưng không ai biết nó
sẽ được sử dụng như thế nào? Nếu số tiền này được sử dụng đúng mục đích thì có
lẽ đã không có tình trạng thiếu thuốc trong những năm qua. Chỉ khi nào quyền lợi
của người tham gia Bảo hiểm y tế được đảm bảo, thì hệ thống an sinh nhà nước
rao bán mới thực sự được người dân tin tưởng./.
No comments:
Post a Comment