Monday, January 29, 2024

Việt Nam cần một lãnh đạo mới

Bình Luận
TBT Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật lãnh đạo quá giáo điều, bảo thủ và tham quyền cố vị. Ngoài tình trạng sức khỏe bấp bênh, Ông không đủ viễn kiến và khả năng lèo lái con thuyền quốc gia, vượt lên trên những biến chuyển địa chính trị lớn lao. Ông cần nhường ghế cho những lãnh đạo cấp tiến hơn nếu Việt Nam muốn phát triển kinh tế.  Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của The Economist do Khánh An, do Việt Nam Thời Báo chuyển dịch với tựa đề: “Việt Nam cần một lãnh đạo mới sẽ được Nguyên Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh ĐLSN tối hôm nay.

Khánh An dịch / VNTB

Hầu hết các nước châu Á khác lo lắng về sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam nhìn thấy cơ hội. Đất nước với 100 triệu dân này thân thiện với cả hai siêu cường. Và, do có vị trí chiến lược ở biên giới phía nam Trung Quốc và bờ biển dài 3.000km, cả hai siêu cường đều đang theo đuổi Việt Nam.

Năm ngoái, Việt Nam là quốc gia duy nhất đón cả Tập Cận Bình và Joe Biden trong các chuyến thăm cấp nhà nước. Chuyến thăm cấp nhà nước được đánh dấu bằng việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lên mức tương tự như với Trung Quốc và Nga. Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam nhiều tàu tuần duyên.

Đây là một hành động cân bằng khéo léo, để Việt Nam sẽ thu lợi cả về mặt chính trị lẫn kinh tế. Nỗ lực của Mỹ nhằm tách nền kinh tế ra khỏi Trung Quốc đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc chuyển một số hoạt động sang nơi khác. Và Việt Nam đang được hưởng lợi từ hình thức giảm rủi ro này (được gọi là “Trung Quốc +1”) nhiều nhất châu Á.

Sự khao khát đầu tư nước ngoài và chi phí lao động thấp làm cho Việt Nam giống như Trung Quốc 20 năm trước – chỉ có điều ít bị bắt nạt hơn và ít ăn cắp sở hữu trí tuệ hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc khiến cho sự thay đổi này không giống như thách thức  Trung Quốc mà lại giống như là đôi bên cùng có lợi trong khu vực, một phần vì các nhà sản xuất có trụ sở tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào linh kiện Trung Quốc. Trong ba quý đầu năm 2023, Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tính theo tỷ trọng trong GDP cao gấp đôi so với Indonesia, Philippines hay Thái Lan.

Các quốc gia này nên học hỏi tấm gương của Việt Nam sau 40 năm mở cửa. Khi đảng cầm quyền từ bỏ chủ nghĩa tập thể vào giữa những năm 1980, người dân Việt Nam lúc đó đang chết đói. Kể từ đó, thu nhập hàng năm trên đầu người đã tăng gấp sáu lần, lên 3.700 USD, khi thương mại và đầu tư tăng vọt.

 

Ngay cả trước khi quan hệ Trung-Mỹ trở nên xấu đi, Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư, do chi phí lao động của Trung Quốc ngày càng tăng. Nhiều công ty mới xuất hiện gần đây,  với các thương hiệu lớn như Apple và Samsung, đang giúp Việt Nam nâng cao chuỗi giá trị.

Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ không còn là hàng dệt may mà là các sản phẩm công nghệ cao như iPhone. Đảng cầm quyền bây giờ chỉ là cộng sản trên danh nghĩa và không rõ ràng, họ có tham vọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Tuy nhiên, như vậy sẽ có thể có sai lầm. Và đối với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam cũng có những rủi ro lớn. Lợi thế về địa chính trị của Việt Nam có thể không duy trì lâu.

Bờ biển và khu vực đồng bằng phía Nam dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Nhân khẩu học thuận lợi hiện làm nền tảng cho tăng trưởng đang bị suy yếu; trong hơn một chục năm nữa, dân số trong độ tuổi lao động được dự đoán sẽ bắt đầu giảm. Và, đối với tất cả những  lãnh đạo thực dụng, việc không muốn cải cách chính trị sẽ là một trở ngại ngày càng lớn.

Điều đó đã được thể hiện rõ vào đầu tháng này khi tổng bí thư  Nguyễn Phú Trọng, 79 tuổi, không xuất hiện trước công chúng. Mạng xã hội tràn ngập tin đồn rằng ông Trọng đã chết và rộ lên những đồn đoán về người kế vị. Ông Trọng đã xuất hiện trở lại nhưng tình hình sức khỏe và việc kế vị vẫn chưa chắc chắn.

Các nhà đầu tư đã phàn nàn về việc dự án bị chậm phê duyệt do ảnh hưởng của chiến dịch chống tham nhũng. Năm ngoái chiến dịch này đã khiến chủ tịch nước, người đứng thứ ba trong tứ trụ,  bị mất chức. Quan chức cấp cao lo lắng cho tương lai sau thời ông Trọng, việc họ ra quyết định có thể bị đình trệ.

Với nhiệm kỳ vẫn còn kéo dài đến năm 2026, ông Trọng nên chấm dứt tình trạng không chắc chắn này. Lý tưởng nhất là đảng sẽ giới thiệu dân chủ nội bộ, như một bước tiến tới thực tế. Có thể yêu cầu như vậy là là quá nhiều. Tuy nhiên, tổng bí thư nên nhận ra mối nguy hiểm mà ông tạo ra cho tương lai của đất nước. Tổng bí thư nên đứng qua một bên và cho phép đảng lựa chọn một người kế nhiệm thực dụng.

No comments:

Post a Comment